Reuters đưa tin, các nghị sĩ Nga đã đề xuất một dự thảo luật vào ngày 19, nếu được thông qua, sẽ cho phép chính phủ nước này hạn chế những gã khổng lồ truyền thông xã hội của Mỹ, được coi là phân biệt đối xử với truyền thông Nga.

Theo dự thảo này, các công tố viên Nga, sau khi tham khảo ý kiến ​​của Bộ Ngoại giao, có thể xác định rằng, những hạn chế về nội dung của các nền tảng Internet nước ngoài vi phạm quyền của người Nga. Các hình phạt tương ứng sẽ bao gồm tiền phạt và hạn chế một phần hoặc toàn bộ quyền truy cập vào các nền tảng vi phạm này ở Nga.

{keywords}

Cụ thể, các cơ quan quản lý của Nga sẽ có thể hạn chế quyền truy cập của người dùng Internet vào Twitter, Facebook và YouTube. Dự luật trước tiên cần được các nhà lập pháp của Duma Quốc gia Hạ viện Nga thông qua, sau đó được thông qua tại Thượng viện và được Tổng thống Putin ký.

Hầu hết những người đệ trình dự luật là từ Đảng Nước Nga Thống nhất cầm quyền. Họ nói rằng, đã nhận được khiếu nại từ các phương tiện truyền thông địa phương như Russia Today, RIA Novosti và Crimea 24. Các cơ quan này cho biết, đã bị Twitter, Facebook, Google hoặc YouTube tạm khóa hoặc gắn nhãn đối với tài khoản trên những nền tảng này.

Vào tháng 8, Twitter bắt đầu gắn nhãn tài khoản của các phương tiện truyền thông Nga, cũng như tài khoản của các nhân viên cấp cao của họ và một số quan chức chính phủ quan trọng, với cái tên "phương tiện truyền thông liên kết với nhà nước", điều mà Nga lên án vào thời điểm đó.

Người khởi xướng biện pháp này cho biết, từ tháng 4, các công ty truyền thông Nga đã phàn nàn rằng, Twitter, Facebook và YouTube đang kiểm duyệt tài khoản của họ. Đáp lại, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov chia sẻ: “Hành vi phân biệt đối xử của các dịch vụ này đối với khách hàng Nga đã xảy ra và chúng tôi phải đấu tranh lại”.

Tất nhiên, động thái này đã bị Alexey Navalny, lãnh đạo đảng đối lập Nga, chế giễu. Navalny nói trên Twitter: “Thật tuyệt vời, hãy để họ thông qua (dự thảo –PV) càng sớm càng tốt, và cuối cùng mọi người trong nước bắt đầu sử dụng VPN”.

Phong Vũ

Sỹ quan biên phòng Canada ‘nghiên cứu’ Wikipedia trước khi tra hỏi Mạnh Vãn Chu

Sỹ quan biên phòng Canada ‘nghiên cứu’ Wikipedia trước khi tra hỏi Mạnh Vãn Chu

Diễn biến mới nhất vụ kiện nhằm bãi bỏ yêu cầu dẫn độ Mạnh Vãn Chu về Mỹ cho thấy, sỹ quan biên phòng đã nghiên cứu Wikipedia 10 phút trước khi đặt câu hỏi.