Bài viết là quan điểm của tác giả Robert Triggs, trang Android Authority giải thích nguyên nhân độ dày cụm camera trên điện thoại ngày một tăng. VnReview dịch lược cho bạn đọc theo dõi.

Tuy nhiên, đa phần smartphone đều mỏng nên việc tăng kích thước camera vô tình làm nó dày hơn hẳn so với phần thân máy. Đặc biệt là với smartphone cao cấp, camera lồi là điều gần như không thể tránh khỏi.

Mọi ống kính máy ảnh, từ DSLR đến điện thoại thông minh đều tập trung ánh sáng tới tại tiêu điểm. Đây được gọi là điểm hội tụ và là nơi đặt cảm biến ảnh. Khoảng cách từ nơi đặt cảm biến đến thấu kính được gọi là độ dài tiêu cự, đo bằng milimet.

Lý giải về độ dài tiêu cự, thấu kính và hệ số crop

Khi thiết bị sử dụng nhiều lớp thấu kính, độ dài tiêu cự giảm so với khi dùng một thấu kính duy nhất. Cả hai cách này đều cho ra hiệu quả chụp như nhau. Nói cách khác, độ dài tiêu cự giúp xác định phạm vi quan sát và độ phóng đại.

Thay đổi độ dài tiêu cự cũng làm thay đổi phối cảnh mà mắt người nhìn thấy. Khi chụp với tiêu cự và độ phóng đại lớn, hình ảnh ít có sự phân tách rõ ràng giữa chủ thể ở tiền cảnh và hậu cảnh. Để thấy rõ điều này, hãy nhìn vào khoảng cách giữa các hàng cây trong bức hình dưới đây. Đây cũng là khía cạnh khác biệt gây ra nhiều tranh cãi về khả năng zoom trên OnePlus 7 Pro trước kia.

Độ dài tiêu cự lớn sẽ thu hẹp phạm vi quan sát và tăng khả năng zoom. Khi đó, hình ảnh thu được gần hơn so với khoảng cách thực mà người chụp đang đứng, giúp hình ảnh rõ ràng và chi tiết hơn. Với mỗi ống kính camera, tiêu cự của chúng thay đổi và thực hiện nhiều chức năng khác nhau.

Sự khác biệt giữa tiêu cự ngắn và tiêu cự dài là phạm vi quan sát

Trên camera smartphone, hệ số crop cũng quan trọng không kém. Thuật ngữ này thường bị nhầm với thông số của độ dài tiêu cự. Hệ số crop phụ thuộc phần lớn vào kích thước cảm biến và nó quyết định bức ảnh bị cắt xén với tỷ lệ bao nhiêu.

Cũng cần lưu ý rằng, kích thước cảm biến càng nhỏ sẽ càng làm tăng hệ số crop, tạo ra góc nhìn hẹp và bức ảnh bị cắt xén nhiều hơn. Điều này lý giải vì sao cảm biến hình ảnh có kích thước nhỏ thường được dùng vào camera tele trên smartphone. Hệ số crop rất quan trọng vì nó quyết định phạm vi quan sát cho cả camera tele lẫn góc rộng.

Các nhà sản xuất đang cố "nhồi nhét" nhiều thứ vào camera

Với các khái niệm nêu trên, chúng ta có thể hiểu phần nào vì sao smartphone ngày nay thường có cụm camera lồi hơn trước đây. Kích thước camera sẽ ngày một tăng lên

Trên thị trường hiện tại, ít smartphone nào có camera phẳng và chìm dưới thân máy

Lý do đầu tiên khiến các cụm camera ngày càng lớn và nhô cao là các hãng chạy đua về tính năng zoom xa. Như đã đề cập, độ dài tiêu cự là chìa khóa quyết định độ phóng đại của camera.

Các cấu trúc ống kính phức tạp có thể giúp tăng độ dài tiêu cự hiệu quả, song chúng vẫn cần một khoảng cách đủ lớn giữa ống kính và cảm biến để có thể thu phóng hình ảnh xa hơn.

Chính xu hướng zoom xa đã thúc đẩy các nhà sản xuất sử dụng kính tiềm vọng trên camera tele. Công nghệ này được kỳ vọng giúp giảm độ dày của cụm camera tele nhờ sử dụng gương phản chiếu ánh sáng để kéo dài khoảng cách tiêu cự từ ống kính đến cảm biến. 

Kính tiềm vọng được ứng dụng vào camera vì nó giúp tăng tiêu cự ống kính

Yếu tố thứ hai dẫn đến tình trạng này là do các nhà sản xuất mong muốn đưa cảm biến ảnh kích thước lớn vào trong điện thoại. Cảm biến lớn sẽ thu được nhiều ánh sáng hơn, qua đó cải thiện chất lượng hình ảnh khi chụp trong điều kiện thiếu sáng.

Trên thực tế, có nhiều yếu tố làm tăng độ dày của máy ảnh smartphone qua từng năm. Vì thế, chúng ta không thể tìm ra câu trả lời cụ thể cho vấn đề này vì nó phụ thuộc vào từng công nghệ mà các nhà sản xuất muốn hướng tới.

Trong tương lai, camera trên smartphone sẽ tiếp tục dày hơn 

Chung quy lại, họ đang tìm cách phá vỡ quy luật vật lý để cải thiện khả năng chụp và nâng cao chất lượng hình ảnh từ camera. Trong đó, tính năng zoom và cảm biến kích thước lớn là 2 yếu tố chính mà các nhà sản xuất tập trung nâng cấp.

Cụm camera smartphone sẽ ngày một to và dày hơn

Không phải ngẫu nhiên mà các yếu tố như kích thước cảm biến, khả năng zoom và chất lượng ảnh chụp trên smartphone được đầu tư kỹ lưỡng. Chúng góp phần làm nên một chiếc điện thoại mỏng nhẹ về hình thức, song vẫn mang lại trải nghiệm không thua kém máy ảnh DSLR chuyên nghiệp cho người dùng.

Đó là chưa kể đến nhu cầu về dung lượng pin, mạng 5G và nhiều loại công nghệ khác ngày một tăng, tất cả đều chiếm một phần diện tích ít ỏi bên trong smartphone. Vì thế, để nâng cao chất lượng ảnh mà vẫn giữ cho máy một độ mỏng nhất định, các nhà sản xuất đành phải tăng độ dày của cụm camera.

(Theo VnReview)

Trải nghiệm S21 Ultra: Nâng cấp mới ở cụm camera

Trải nghiệm S21 Ultra: Nâng cấp mới ở cụm camera

Galaxy S21 Ultra có cụm camera tốt hơn so với thế hệ tiền nhiệm, đồng thời nâng cấp các tính năng quay video.