Ví dụ như, bạn có thể đồng bộ lịch từ PC sang PDA thông qua IrDA. Sau một khoảng thời gian Bluetooth phát triển và giải quyết các lỗi cùng những vấn đề tương thích, nó không còn được sử dụng rộng rãi nữa. Dù vậy, IR vẫn tiếp tục tồn tại.

Khi các công nghệ già cỗi dần quay trở lại với cuộc sống hiện đại

Thực tế, công nghệ này được "tái sử dụng" vào các tính năng điều khiển từ xa, cho phép điện thoại ra lệnh cho TV, máy điều hòa không khí hay bất cứ thứ gì sử dụng điều khiển từ xa IR. Giao tiếp hồng ngoại rất đơn giản, đến nỗi chẳng bao giờ gặp những vấn đề về kết nối như Bluetooth. Các thiết bị thông minh ngày nay đều khá là khó hiểu. Một chiếc loa thông minh ở hiện tại có hoặc không thể bật TV được. Nhưng nếu là IR, nó hoàn toàn có thể làm được.

Thời gian qua đi cũng là lúc các công nghệ mới khác xuất hiện. Những chiếc điện thoại có camera kép đầu tiên xuất hiện sau sự thành công của bộ phim Avatar và chúng nhắm đến công nghệ 3D. Dù vẫn xuất hiện trong rạp phim, thế nhưng, các TV 3D lại dần chết yểu theo thời gian khiến các điện thoại có màn hình 3D hay máy ảnh 3D cũng "xuống mồ" theo.

Nhưng LG, một trong những công ty thử nghiệm công nghệ 3D, đã quyết định chuyển mục đích của camera thứ hai theo một hướng khác tốt hơn: sử dụng một ống kính tiêu cự khác. Kể từ đó trở đi, chúng ta đã thấy rất nhiều những chiếc điện thoại có 2, 3 hay 4 camera, từ camera siêu rộng cho đến camera tele nhằm phục vụ cho các nhu cầu quay video hay chụp ảnh đa dạng hơn.

Bluetooth cũng được phát triển như một phương thức truyền tải dữ liệu không dây và âm thanh chỉ là một trong những tính năng đó. Nhưng giờ đây, các nhà sản xuất smartphone lại muốn "khai tử" cho jack cắm tai nghe 3.5mm nhằm đưa Bluetooth trở thành cách kết nối chính của những thiết bị âm thanh.

Bản thân jack cắm 3.5mm đã được "áp dụng" với những tính năng bổ sung. Đôi khi, chúng ta thấy nó xuất hiện trong việc xuất tín hiệu analog đến TV trước khi cổng mini HDMI hay micro HDMI xuất hiện. Giờ đây, USB-C lại có thể làm được mọi thứ như: dữ liệu, âm thanh (cả tín hiệu số lẫn analog) và dĩ nhiên là sạc.

Nói về sạc, trước đây, dù USB On The Go (OTG) có thể giúp những chiếc smartphone hay feature phone kết nối với các phụ kiện tiêu tốn ít năng lượng như USB flash, nhưng chúng lại không thể đủ năng lượng để khiến ổ cứng HDD hoạt động hay sạc một chiếc điện thoại khác.

Khi các công nghệ già cỗi dần quay trở lại với cuộc sống hiện đại

Giờ đây, tính năng sạc ngược lại dần trở nên khá phổ biến, đặc biệt là trên những chiếc điện thoại có pin lớn. Cuối năm ngoái, sạc ngược cũng được đưa vào sạc không dây và có thể sử dụng để sạc những thiết bị khác.

Với NFC, trong những ngày đầu, chúng được đưa vào những chiếc điện thoại để đọc các thẻ tag chứa liên kết hoặc văn bản ngắn. Ngày nay, chúng lại được sử dụng để kết nối các thiết bị với nhau hay thậm chí là một phương thức thanh toán di động tiện lợi.

Khi các công nghệ già cỗi dần quay trở lại với cuộc sống hiện đại

Dù những chiếc điện thoại di động hỗ trợ định dạng MP3 khá sớm, thế nhưng, thời điểm đó, thẻ nhớ lại rất mắc tiền (cùng với mức giá chi trả cho dữ liệu di động là khá cao, khiến cho việc nghe nhạc trực tuyến là điều không tưởng). Thế nên, cách đơn giản nhất để tận hưởng âm nhạc lại là nghe FM radio.

Giờ đây, giá của thẻ nhớ đã giảm và mọi người lại muốn phát nhạc từ điện thoại trên chiếc xe hơi của mình. Trước đây, khi Bluetooth hiếm khi được tích hợp trên các thiết bị phát và các cổng AUX lại không phổ biến, điều đó khiến FM radio trở thành một vị cứu tinh. Và lần này, điện thoại lại trở thành đầu phát thay vì đầu thu như trước đây.

Còn với màn hình cảm ứng điện dung, khi chúng phổ biến, có một vấn đề nảy sinh, đó là việc da mặt của của chúng ta chạm vào hệ thống điều khiển UI. Thế nên, cảm biến tiệm cận đã được sinh ra để vô hiệu hóa màn hình khi bạn nói chuyện điện thoại và hầu hết trong số chúng lại dựa vào công nghệ hồng ngoài.

Đi xa hơn, các nhà sản xuất smartphone (mà LG lại là người tiên phong một lần nữa) đã đặt một phiên bản cảm ứng tiệm cận tiên tiến hơn ở mặt sau của điện thoại và gọi nó là hệ thống lấy nét tự động bằng laser. Nhưng nếu bạn nghĩ cảm biến ánh sáng xung quanh là một camera đơn giản nhất trên thế giới, thì Laser AF lại chỉ là phiên bản nền tảng của những cảm biến 3D Time of Flight (ToF) vốn có hàng trăm ngàn "pixel".

Dù vậy, lấy nét dựa trên hồng ngoại không có gì mới bởi chúng đã xuất hiện từ những chiếc máy ảnh film thập niên 80.

theo GSM Arena