Sau gần 2 năm quay trở lại thị trường Việt Nam, thương hiệu OnePlus đã không gây được ấn tượng đối với người dùng Việt. Tính tới thời điểm hiện tại, thương hiệu này gần như đã biến mất khỏi thị trường Việt Nam. Các hoạt động cộng đồng không còn được duy trì, fanpage và group chính thức cũng không còn bất cứ hoạt động nào khác, khiến nhiều người tự hỏi về số phận của OnePlus tại thị trường Việt Nam.

Từng được mệnh danh là "flagship killer", định hướng mới của OnePlus trong vài năm trở lại đây đã khiến nhiều người quay lưng lại với thương hiệu này, trong đó bao gồm cả người dùng Việt. Có 3 nguyên nhân chính dẫn tới kết cục đáng buồn của OnePlus và cả 3 nguyên nhân này đều xuất phát từ yếu tố chủ quan.

Thay đổi định hướng, không còn là flagship cấu hình cao giá rẻ

Kể từ khi mới thành lập vào cuối năm 2013, OnePlus đã có một định hướng khác biệt so với đa số các thương hiệu smartphone trên thị trường. Hãng chỉ tập trung phát triển dòng smartphone cao cấp, có cấu hình cao nhưng giá lại rẻ như smartphone tầm trung. Chính vì điều này mà nhiều người dùng gán cho smartphone OnePlus biệt hiệu "flagship killer", mang ý nghĩa là kẻ huỷ diệt flagship. Kể cả sau này OnePlus cũng tự quảng cáo mình là dòng smartphone "flagship killer".

Sau 2 năm "comeback", số phận OnePlus tại Việt Nam giờ ra sao? - Ảnh 1.

OnePlus tự quảng cáo sản phẩm của mình là "flagship killer"

Tuy nhiên định hướng này của OnePlus không kéo dài được lâu khi mà trong năm 2020, OnePlus lên kế hoạch quay trở lại thị trường Việt Nam sau nhiều năm vắng bóng. 2 chiếc smartphone được OnePlus giới thiệu tại Việt Nam trong đợt "comeback" lần này là OnePlus 8 Pro, một chiếc smartphone cao cấp và OnePlus Nord, một chiếc smartphone tầm trung.

Sau 2 năm "comeback", số phận OnePlus tại Việt Nam giờ ra sao? - Ảnh 2.

OnePlus Nord và OnePlus 8 Pro

Đáng chú ý, giá bán của OnePlus 8 Pro và OnePlus Nord tại Việt Nam lần lượt là 24 triệu và 14 triệu đồng, một mức giá cao hơn nhiều lần so với giá dự kiến và khiến OnePlus mất đi bản chất từng có của mình. So với chiếc OnePlus X ra mắt tại Việt Nam hồi 2016 với giá 4.9 triệu đồng thì giờ đây OnePlus đã không còn là thương hiệu smartphone cấu hình mạnh giá rẻ nữa.

Sau 2 năm "comeback", số phận OnePlus tại Việt Nam giờ ra sao? - Ảnh 3.
Sau 2 năm "comeback", số phận OnePlus tại Việt Nam giờ ra sao? - Ảnh 4.

Giá bán OnePlus 8 Pro và OnePlus Nord tại Việt Nam: Cao tới không tưởng!

Thương hiệu non trẻ, giá cao lại càng khó cạnh tranh tại Việt Nam

Một trong những lý do lớn khiến OnePlus khó chiếm được thị phần tại Việt Nam là về tính thương hiệu. OnePlus là một thương hiệu khá non trẻ, cách tiếp cận người dùng cũng tương đối đặc thù khi gần như chỉ được biết tới bởi những người có hiểu biết về công nghệ.

Sau khi "comeback" thị trường Việt Nam, định hướng đánh chiếm phân khúc cao cấp và tầm trung lại càng khó khăn hơn khi đây là 2 phân khúc cực kỳ khó cạnh tranh. Ở phân khúc cao cấp, OnePlus không có cửa so với Samsung và Apple, thậm chí tới OPPO còn khó lòng cạnh tranh được chứ chưa nói tới một thương hiệu mà gần như chẳng ai biết tới.

Sau 2 năm "comeback", số phận OnePlus tại Việt Nam giờ ra sao? - Ảnh 5.

OnePlus 8 Pro và OnePlus Nord là những sản phẩm tốt, nhưng rất khó để cạnh tranh tại Việt Nam

Còn ở phân khúc tầm trung, OnePlus tiếp tục gặp phải các đối thủ như dòng Galaxy A của Samsung, dòng Reno của OPPO. Đây là 2 dòng sản phẩm được Samsung và OPPO đổ rất nhiều tiền làm marketing. OnePlus lúc này mới chỉ xuất hiện tại Việt Nam và gặp rất nhiều khó khăn về vấn đề cạnh tranh. Bản thân chiếc OnePlus Nord cũng không hề có yếu tố nổi bật nào để thu hút người dùng trong khi lại có mức giá cao tới 14 triệu đồng.

Kênh phân phối hạn chế, tiếp tục là một rào cản của OnePlus

Tại thời điểm OnePlus thông báo quay trở lại thị trường Việt Nam, thương hiệu này đã có một quyết định khó hiểu khi chỉ phân phối độc quyền 2 chiếc máy OnePlus 8 Pro và OnePlus Nord tại hệ thống bán lẻ Thế Giới Di Động. Thời gian bán độc quyền kéo dài tới hết vòng đời sản phẩm, có nghĩa là người dùng chỉ có duy nhất một kênh để mua hàng là các đại lý Thế Giới Di Động. Thế Giới Di Động là đại lý không áp dụng chính sách "trừ quà", có nghĩa là người dùng buộc phải mua máy với mức giá niêm yết và nhận thêm quà tặng, chứ không được chiết khấu một phần giá bán nếu không lấy quà tặng kèm.

118588975_152245003228600_4620568858160902310_n.jpeg

OnePlus tuyên bố bán độc quyền các sản phẩm của mình tại Thế Giới Di Động

Kênh phân phối hạn chế là một rào cản rất lớn của OnePlus khi mới bước chân về thị trường Việt Nam. Việc này khiến người dùng rất khó tiếp cận các sản phẩm của OnePlus, không như OPPO hay Samsung đều được phân phối ở nhiều hệ thống bán lẻ khác nhau để dễ tiếp cận người dùng hơn.

Bằng chứng là sau này khi chiếc OnePlus 8T được giới thiệu và bán độc quyền tại Thế Giới Di Động với giá 19 triệu đồng, chiếc máy nàynhận được vỏn vẹn... 16 đơn đặt cọc sau một tuần mở bán. Đây có thể coi như là một thất bại của OnePlus tại thị trường Việt Nam.

Sau 2 năm "comeback", số phận OnePlus tại Việt Nam giờ ra sao? - Ảnh 7.

Sau một tuần mở bán, OnePlus 8T có tới... 16 người đặt cọc mua OnePlus 8T

Số phận OnePlus tại Việt Nam giờ ra sao?

Từng là đối tác của hệ thống Thế Giới Di Động, thế nhưng ở thời điểm hiện tại, hệ thống này đã không còn kinh doanh bất cứ dòng sản phẩm nào của OnePlus nữa. Các dòng máy nằm trong kế hoạch độc quyền cũng đã ngừng kinh doanh. Sau khi kết thúc kế hoạch độc quyền với Thế Giới Di Động, OnePlus chuyển qua hợp tác cùng hệ thống CellphoneS

Tham khảo tại hệ thống CellphoneS, 3 dòng máy OnePlus 8T, OnePlus Nord CE và OnePlus Nord N10 hiện đang được phân phối độc quyền tại hệ thống này.

Sau 2 năm "comeback", số phận OnePlus tại Việt Nam giờ ra sao? - Ảnh 8.

Thế Giới Di Động ngừng kinh doanh toàn bộ các sản phẩm của OnePlus

Sau 2 năm "comeback", số phận OnePlus tại Việt Nam giờ ra sao? - Ảnh 9.

Đối với CellphoneS, chỉ còn 3 chiếc máy này vẫn còn được phân phối

Trên fanpage chính thức của OnePlus tại Việt Nam, trang này cũng đã không còn hoạt động kể từ giữa năm ngoái. Bài viết cuối cùng về OnePlus Nord CE được đăng tải từ tháng 7/2021.

Sau 2 năm "comeback", số phận OnePlus tại Việt Nam giờ ra sao? - Ảnh 10.

Fanpage chính thức của OnePlus tại Việt Nam ngừng hoạt động từ tháng 7/2021. Lượt tương tác mỗi bài đăng cũng không cao

Theo ông Nguyễn Lạc Huy, đại diện hệ thống CellphoneS cho biết OnePlus Việt Nam hoạt động dưới quyền kiểm soát của OPPO Việt Nam. Hệ thống này cũng đang là đối tác phân phối độc quyền các sản phẩm OnePlus tại Việt Nam. Ông Huy cũng tiết lộ trong năm 2022, OnePlus có dự định mang về thị trường Việt Nam một vài dòng máy mới, tuy nhiên chưa có thông tin là sản phẩm nào.

Sắp tới đây, nếu OnePlus có tiếp tục hoạt động tại thị trường Việt Nam với định hướng cũ, thương hiệu này sẽ cần phải có những thay đổi nhất định để có thể tiếp cận được người dùng nhiều hơn, đặc biệt là về giá bán cũng như kênh phân phối, bởi đây là 2 yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất tới sự thành công của OnePlus tại thị trường Việt Nam.

Nhà đồng sáng lập OnePlus giới thiệu Nothing Phone (1) với chip Snapdragon, giao diện Nothing OS

(Theo Genk)

Nothing Phone: “Kẻ ngoại đạo” giới Android sẽ khiến các ông lớn phải dè chừng?

Nothing Phone: “Kẻ ngoại đạo” giới Android sẽ khiến các ông lớn phải dè chừng?

“Chiếc điện thoại sẽ không giống như bất cứ thứ gì bạn từng thấy”.