{keywords}
 

Theo nguồn tin của Bloomberg, nhân viên tại các tổ chức nói trên được yêu cầu đổi từ máy tính ngoại sang máy tính nội, chạy hệ điều hành phát triển trong nước. Như vậy, chỉ tính riêng chính quyền trung ương, ít nhất 50 triệu máy tính sẽ phải thay thế.

Đây là hành động quyết liệt nhất của Trung Quốc nhằm thay thế công nghệ nhập khẩu bằng công nghệ địa phương. Nỗ lực này bao trùm mọi thứ, từ bán dẫn đến thiết bị mạng và điện thoại. Nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số của PC và Dell – hai hãng máy tính lớn nhất tại đây chỉ sau Lenovo.

Cổ phiếu của các hãng công nghệ nội địa như Inspur, Dawning đều phản ứng tích cực trước tin tức trên.

Nỗ lực thay thế công nghệ nhập ngoại phản ánh lo ngại ngày một lớn của Bắc Kinh quanh vấn đề an ninh thông tin cũng như tự tin vào phần cứng trong nước. Các nhà sản xuất máy chủ và laptop hàng đầu thế giới hiện nay gọi tên Lenovo, Huawei, Inspur, trong khi các nhà phát triển địa phương như Kingsoft, Standard Software cũng đạt được bước tiến lớn trong mảng phần mềm văn phòng so với Microsoft và Adobe.

Chiến dịch sẽ được mở rộng cho chính quyền cấp tỉnh và diễn ra trong 2 năm.

Trung Quốc đã khuyến khích sử dụng sản phẩm công nghệ thông tin nội trong các cơ quan nhà nước ít nhất một thập kỷ, thường xuyên cấm đoán một vài sản phẩm nhất định trong danh sách mua sắm của chính phủ. Đáp lại, các hãng công nghệ lớn của nước ngoài như HP và Microsoft đã thành lập liên doanh với những doanh nghiệp được nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn để có thể cung ứng hàng hóa cho các công ty quốc doanh giàu có.

Nỗ lực thay thế công nghệ tỏ ra không hiệu quả do sự lạc hậu trong phần mềm và vi mạch Trung Quốc, buộc người dùng phải phụ thuộc vào thiết bị nhập khẩu. Tuy nhiên, điều đó đã thay đổi trong vài năm gần đây khi những cái tên như Inspur và Lenovo giành được thị phần trên toàn cầu, dù sản phẩm của họ vẫn dựa vào linh kiện Mỹ như vi xử lý Intel, AMD.

Chỉ đạo mới nhất từ chính phủ dường như chỉ dành cho các thương hiệu máy tính và phần mềm máy tính ngoại, không đụng tới các linh kiện khó thay thế như vi xử lý. Trung Quốc khuyến khích sử dụng hệ điều hành Linux để thay thế Windows. Standard Software của Thượng Hải là một trong các nhà cung cấp công cụ hàng đầu.

Theo nguồn tin, một số tổ chức nhất định, bao gồm các cơ quan an ninh mạng và truyền thông nhà nước, sẽ tiếp tục được mua thiết bị ngoại theo giấy phép đặc biệt. Song, hệ thống giấy phép có thể bị siết chặt trong tương lai.

Du Lam (Theo Bloomberg)

Thêm 80 công ty Trung Quốc có nguy cơ bị hủy niêm yết tại Mỹ

Thêm 80 công ty Trung Quốc có nguy cơ bị hủy niêm yết tại Mỹ

Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái Mỹ (SEC) vừa bổ sung hơn 80 công ty, trong đó có JD.com, vào danh sách pháp nhân có nguy cơ bị hủy niêm yết tại nước này.