Cơ quan chức năng Singapore đang yêu cầu Grab không được lợi dụng độc quyền thị trường và trong trường hợp xấu nhất, nước này có thể yêu cầu hủy bỏ thương vụ Grab mua lại Uber.

Thông báo được phát đi từ Cơ quan quản lý cạnh tranh Singapore (CCCS) cho thấy, sau thương vụ sáp nhật giữa Grab với Uber tại thị trường Singapore, vốn từ 2 đối thủ trực tiếp nay chỉ còn một mình Grab một ngựa khiến giá dịch vụ tăng cao, gây ảnh hưởng tới sự canh tranh trên thị trường.

Một số liệu báo cáo được Black Box (công ty chuyên tư vấn nghiên cứu thị trường) được đưa ra sau khi tiến hành khảo sát hơn 1.000 người Singapore từ 15 tuổi trở lên về chất lượng dịch vụ của cả Grab và Uber cho thấy sự hài lòng đang sụt giảm thê thảm.

{keywords}
Thương vụ Grab mua Uber có khả năng bị Singapore hủy bỏ.

Có tới 53% số người dùng được khảo sát cho rằng vụ sáp nhập giữa Grab với Uber cần phải được xem xét lại toàn bộ các yếu tố. 19% người dùng cho rằng cần phải tạm dừng ngay lập tức vụ sáp nhập này và chỉ có 13% cho rằng bình thường và cứ để tiếp tục như hiện nay. Con số cho thấy vụ sáp nhập trên không làm cho người dùng hài lòng.

Theo đó, Cục Cạnh tranh và tiêu dùng Singapore yêu cầu Grab phải bãi bỏ nhiều hạn chế với lái xe đối tác, phục hồi công thức tính giá cũ (trước khi sát nhập với Uber Đông Nam Á) và trả các khoản phạt tài chính. Quyết định trên dựa vào những khiếu nại gần đây của chính tài xế đối tác và khách hàng của Grab.

Bên cạnh đó, Uber cũng sẽ phải bán lại công ty con chuyên cho tài xế đối tác thuê xe cho một đối thủ cạnh tranh khác với giá hợp lý, không được phép bán lại mảng này cho Grab mà không có sự đồng ý của Cục.

Theo đó, Uber và Grab được cho 15 ngày làm việc để trình đề xuất giải pháp lên CCCS.

Tuy nhiên, Grab khẳng định không đồng tình với phân tích của CCCS và sẽ kháng cáo quyết định này.

"CCCS có vẻ như đã có một cách tiếp cận rất hẹp hòi trong định nghĩa về cạnh tranh" – một phát ngôn viên của Grab nói với CNBC, đồng thời cho rằng giải pháp mà CCCS đề ra là vượt quá tầm tay và chống lại nền kinh tế thân thiện với sáng tạo của Singapore.

Theo Doisongphapluat

Grab mua Uber VN không trả thuế, pháp luật “bó tay”?

Grab mua Uber VN không trả thuế, pháp luật “bó tay”?

Thực tế cho thấy, pháp luật đang ở thế bị động trong cuộc CMCN 4.0, đặc biệt là khi xuất hiện những vấn đề trong thương vụ Uber sát nhập Grab và vụ tiền ảo iFan lừa đảo 15.000 tỷ đồng.

Grab bị Philippines, Malaysia và Singapore điều tra vì mua Uber

Grab bị Philippines, Malaysia và Singapore điều tra vì mua Uber

Sau khi nuốt chửng đối thủ tại Đông Nam Á, Grab có thể bị chính quyền các nước theo dõi sát sao hơn nếu có động thái lạm dụng vị trí độc tôn.