{keywords}
Sơn La vừa ban hành kế hoạch ứng dụng CNTT. (Ảnh minh họa: Mic)

UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin (ATTT) mạng tỉnh Sơn La giai đoạn 2021 – 2025.

Kế hoạch ban hành với mục tiêu phát triển ứng dụng CNTT,  chính quyền số và bảo đảm ATTT mạng tỉnh Sơn La trong giai đoạn 2021 - 2025 để tiến tới chính quyền tương tác, minh bạch, sử dụng dữ liệu số nhằm tối ưu hoá hoạt động, chuyển đổi và cung cấp các dịch vụ số mới dựa trên nhu cầu của người dân, doanh nghiệp, tạo hệ sinh thái chuyển đổi số trong toàn tỉnh và quốc gia.

Theo đó, kế hoạch đặt ra nhiều mục tiêu cụ thể về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước và phục vụ người dân, doanh nghiệp, phát triển Chính quyền số và bảo đảm ATTT mạng của tỉnh giai đoạn 2021 – 2025.

Cụ thể, trong 5 năm tới, Sơn La phấn đấu đạt 100% các văn bản chỉ đạo, thông tin điều hành của cơ quan nhà nước được cập nhật, xử lý qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành; 90% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng, trừ văn bản, hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước.

50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý; trên 70% báo cáo định kỳ, không bao gồm nội dung mật của các cơ quan hành chính nhà nước được gửi, nhận qua Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh; Rút ngắn từ 30% thời gian họp, giảm tối đa việc sử dụng tài liệu giấy thông qua Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc, văn phòng điện tử; 100% cơ quan nhà nước thực hiện quản lý cán bộ, quản lý tài chính - kế toán qua môi trường số.

Ngoài ra, ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp có 80% người dân, doanh nghiệp hài lòng với các dịch vụ số của chính quyền; 100% cơ quan nhà nước cấp tỉnh, huyện, xã ứng dụng hệ thống thông tin một cửa điện tử dùng chung của tỉnh; 100% thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; tích hợp 50% các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của tỉnh với Cổng Dịch vụ công quốc gia; 60% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trên môi trường mạng; 80% cơ quan nhà nước tham gia cung cấp dữ liệu mở, dưới định dạng máy có khả năng đọc để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội.

100% hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh được bảo đảm an toàn theo cấp độ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, giám sát ATTT. Tỉnh cũng đặt mục tiêu 100% cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ chuyên trách CNTT trong các cơ quan nhà nước được tham gia đào tạo, tập huấn, diễn tập về bảo đảm an toàn thông tin.

Để hoàn thành được những mục tiêu trên, trong kế hoạch vừa ban hành, UBND Sơn La nêu ra các nhiệm vụ trọng tâm gồm: hoàn thiện môi trường pháp lý, phát triển hạ tầng kỹ thuật, phát triển hệ thống nền tảng, xây dựng dữ liệu, phát triển các ứng dụng – dịch vụ, nguồn nhân lực đảm bảo ATTT…

Trong đảm bảo ATTT, kế hoạch của tỉnh Sơn La nêu rõ: nâng cấp và duy trì bảo đảm ATTT mô hình 4 lớp theo hướng dẫn của Bộ TT&TT; áp dụng hệ thống quản lý ATTT mạng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hoạt động của cơ quan, tổ chức.

Cập nhật, phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin và triển khai phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ;

Rà soát hiện trạng, tăng cường đầu tư trang thiết bị và thuê dịch vụ chuyên nghiệp nhằm nâng cao năng lực bảo đảm ATTT, phòng chống mã độc theo mô hình tập trung, ưu tiên cho các hệ thống cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp, hệ thống trung tâm dữ liệu.

Xây dựng và triển khai kế hoạch dự phòng, sao lưu dữ liệu, bảo đảm hoạt động liên tục của cơ quan, tổ chức; sẵn sàng khôi phục hoatjd động bình thường của hệ thống sau khi gặp sự cố mất ATTT mạng.

Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng cơ bản về ATTT cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, tổ chức Nhà nước và người dùng Internet.

Định kỳ hàng năm tổ chức 2 – 3 chương trình diễn tập, tập huấn bảo đảm ATTT mạng với các phương án, kịch bản phù hợp thực tế cho cán bộ chuyên trách/phụ trách về ATTT của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý; thực hiện từ 1 – 2 đợt kiểm tra, đánh giá ATTT theo  quy định của pháp luật trong mỗi năm.

Chỉ đạo các doanh nghiệp tổ chức thuộc phạm vi quản lý thực hiện rà soát đánh giá, có biện pháp tăng cường bảo đảm ATTT đối với các hệ thống hạ tầng thông tin và hệ thống thông tin quan trọng khác do doanh nghiệp quản lý, khai thác, vận hành.

Kiện toàn, nâng cao năng lực và duy trì hoạt động thường xuyên của Độ ứng cứu sự cố ATTT mạng, tham gia tích cực vào các hoạt động của Mạng lưới ứng cứu sự cố ATTT mạng quốc gia; tăng cường chia sẻ, cung cấp thông tin về sự cố an toàn mạng.

Về nhân lực, tỉnh sẽ bố trí cán bộ chuyên trách làm việc toàn thời gian cho cơ quan quản lý nhà nước về đảm bảo ATTT theo đúng quy định; chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ về ATTT đồng thời thường xuyên hỗ trợ người dân và doanh nghiệp sử dụng hiệu quả các dịch vụ công trực tuyến.

D.V

Hải Dương phát hiện nhiều trang thông tin điện tử dùng thư viện “Telerik UI” tồn tại lỗ hổng bảo mật

Hải Dương phát hiện nhiều trang thông tin điện tử dùng thư viện “Telerik UI” tồn tại lỗ hổng bảo mật

Công an Hải Dương cho biết thời gian qua, đã phát hiện nhiều trang thông tin điện tử sử dụng thư viện “Telerik UI” tồn tại lỗ hổng bảo mật và bị tin tặc tấn công, đăng tải hình ảnh quảng cáo game bài V8 Club.