Cơ hội lớn từ tiến trình chuyển đổi số quốc gia

Ngày 24/9, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) đã tổ chức hội nghị khoa học sinh viên lần thứ 13 chủ đề “Khởi nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi số quốc gia”.

{keywords}
PGS.TS Đặng Hoài Bắc, Phó Giám đốc Học viện nhấn mạnh, sinh viên các ngành CNTT-TT của Học viện đang có cơ hội lớn khi công cuộc chuyển đổi số quốc gia được đẩy nhanh.

Khai mạc hội nghị, PGS.TS Đặng Hoài Bắc, Phó Giám đốc Học viện nhấn mạnh, sinh viên các ngành CNTT-TT của Học viện đang có cơ hội lớn, khi đất nước đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp ICT, đổi mới sáng tạo và đặc biệt là công cuộc chuyển đổi số quốc gia được đẩy nhanh. Thời gian tới, sẽ có rất nhiều việc làm, cơ hội để các sinh viên có thể trau dồi kiến thức, kỹ năng và vươn lên trong lĩnh vực ICT.

Đại diện lãnh đạo Học viện bày tỏ mong muốn các sinh viên của trường sẽ có thêm nhiều ý tưởng khởi nghiệp. “Lãnh đạo Học viện đã yêu cầu Đoàn Thanh niên thiết lập các kênh để có thể bắt kịp ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp trong sinh viên. Học viện cam kết sẽ nuôi dưỡng những ý tưởng thiết thực và đồng hành cùng doanh nghiệp để làm sao cho sinh viên của trường có được một môi trường học tập, nghiên cứu khoa học gắn liền với thực tế”, đại diện lãnh đạo Học viện chia sẻ.

{keywords}
TS. Nguyễn Trọng Đường, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT trao đổi với các sinh viên Học viện về chuyển đổi số quốc gia và cơ hội phát triển của doanh nghiệp.

Trong khuôn khổ hội nghị khoa học lần này, sinh viên Học viện đã được các chuyên gia đến từ Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT), Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT (VINASA), Công ty VNPT Technology thông tin về chuyển đổi số quốc gia và cơ hội phát triển của doanh nghiệp công nghệ, các xu hướng công nghệ số và tiềm năng phát triển sản phẩm công nghệ.

Đặc biệt, từ thực tế của đơn vị mình, ông Mã Hoàng Hải, CEO, Founder của startup Rada đã chia sẻ những khó khăn và bài học thực tế trong hành trình khởi nghiệp.

Sớm bắt nhịp với môi trường doanh nghiệp

Thông tin về kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Học viện, TS. Trần Quý Nam, Phụ trách phòng Quản lý khoa học và hợp tác quốc tế cho biết, trong năm học 2019 – 2020, toàn Học viện có 287 sinh viên đăng ký thực hiện 139 đề tài. Trong đó, đa phần là sinh viên đang theo học từ năm thứ 2 trở lên, đề tài được đăng ký thuộc các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, kinh tế với nhiều chủ đề, nội dung thiết thực, có tính ứng dụng cao.

{keywords}
{keywords}
Các sản phẩm nghiên cứu khoa học của sinh viên tại triển lãm bên lề hội nghị khoa học sinh viên lần thứ 13 của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

Danh mục đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên hàng năm được Hội đồng khoa học của các Khoa đào tạo thẩm định bám sát kế hoạch phát triển khoa học công nghệ của Học viện và phù hợp với trình độ nghiên cứu của sinh viên.

Theo thống kê, Học viện có tổng số 130 đề tài được nghiệm thu xếp loại “Đạt” trở lên, trong đó có 16 đề tài xếp loại Xuất sắc (12,3%), 83 đề tài xếp loại Tốt (17,7%), 23 đề tài xếp loại Khá (63,8%) và 8 đề tài xếp loại Đạt (6,2%).

Bên cạnh đó, trong năm học 2019 – 2020, sinh viên Học viện đã đạt nhiều giải cao trong các kỳ thi về khoa học công nghệ, cụ thể như: giải Nhì, Ba, Khuyến khích – “Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2019” của Bộ GD&ĐT; các giải Nhì, Ba trong “Kỳ thi lập trình sinh viên quốc tế ICPC Asia 2019” vòng thi quốc gia, quốc tế.

{keywords}
Lãnh đạo Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông khen thưởng các sinh viên xuất sắc trong hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên năm học 2019-2020.

Bên cạnh việc tham gia cùng các giảng viên thực hiện đề tài khoa học công nghệ các cấp, sinh viên Học viện cũng được trực tiếp tiến hành nghiên cứu độc lập tại các phòng thí nghiệm Điện, Điện tử, CNTT-VT của trường để sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ngay tại các doanh nghiệp, không phải qua đào tạo lại.

Hoạt động nghiên cứu khoa học giúp sinh viên Học viện củng cố kiến thức đã học, hiểu sâu hơn chuyên môn, đồng thời phát huy tính năng động, sáng tạo trong tiếp cận khoa học, khám phá các giải pháp khoa học công nghệ phù hợp để giải quyết nhiều vấn đề đáp ứng nhu cầu thực tế.

“Thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học, sinh viên sẽ tạo cho mình khả năng độc lập, thói quen nghiên cứu tìm tòi, sáng tạo trong quá trình học tập và công tác sau này”, TS. Trần Quý Nam cho hay. 

Trong phát biểu tại buổi làm việc với Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông vào ngày 19/9, nói về nghiên cứu trong đại học, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, lợi thế rất lớn của Học viện là trực thuộc một bộ công nghệ số, một bộ có tới 50.000 doanh nghiệp công nghệ số, trong số đó có nhiều doanh nghiệp mạnh, với hàng triệu lao động, với doanh thu hàng năm trên 100 tỷ USD. Nhưng Học viện chưa tận dụng tiềm năng này.

Bộ trưởng cũng chỉ rõ, Học viện có cơ hội lớn nhất để trở thành đại học đi đầu về hoạt động nghiên cứu. Gắn đại học với nghiên cứu phải là khác biệt căn bản nhất của Học viện. Nhưng nghiên cứu ở đây phải là thầy cô tham gia nghiên cứu, sinh viên tham gia nghiên cứu, chứ không phải chỉ những người trong các viện nghiên cứu của Học viện. Phải phấn đấu để ít nhất 25% nguồn thu của Học viện là đến từ nghiên cứu. Đã là Giáo sư, Phó Giáo sư của Học viện thì phải có hoạt động nghiên cứu, ít nhất 25% thời gian là dành cho nghiên cứu. 

Theo Bộ trưởng, Học viện cùng với 3 doanh nghiệp đang tham gia Hội đồng trường, Viettel, VNPT và CMC - là các doanh nghiệp công nghệ số hàng đầu Việt Nam, rất nên thành lập một doanh nghiệp nghiên cứu trong Học viện, vừa là huy động các nguồn lực nghiên cứu của Học viện, vừa là gắn kết với nhu cầu nghiên cứu của doanh nghiệp, vừa kết hợp được tư duy đại học và tư duy doanh nghiệp. Đây sẽ là một mô hình tốt. 

 M.T

Việt Nam đang đẩy mạnh chuyển đổi số ngành giáo dục

Việt Nam đang đẩy mạnh chuyển đổi số ngành giáo dục

Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Bộ GD&ĐT Việt Nam đã và đang ban hành các chính sách cần thiết để khuyến khích dạy và học trực tuyến, trực tuyến kết hợp với trực tiếp, đồng thời đẩy mạnh chuyển đổi số ngành giáo dục.