PRATI và TIAS khác biệt với các đơn vị nghiên cứu khác bởi 2 viện này được thành lập từ nguồn vốn tư nhân. Sự kiện này đánh dấu vai trò ngày càng lớn của khối doanh nghiệp tư nhân trong việc phát triển nghiên cứu khoa học.

Tối 9/8, tại Hà Nội vừa diễn ra lễ ra mắt hai viện nghiên cứu gồm Viện Nghiên cứu và Công nghệ Phenikaa (PRATI - Phenikaa Research and Technology Institute) và Viện Nghiên cứu Tiên tiến Thành Tây (TIAS - Thanh Tay Institute for Andvance study).

Đây là 2 viện nghiên cứu tư nhân do tập đoàn Phenikaa phối hợp cùng đại học Thành Tây phát triển. Phenikaa hiện đang sở hữu Vicostone, thương hiệu đá thạch anh cao cấp đứng thứ 4 thế giới.

Hai viện nghiên cứu PRATI và TIAS sẽ tập trung vào các lĩnh vực nghiên cứu nền tảng, cấp thiết và có tính ứng dụng cao. Các lĩnh vực này bao gồm khoa học cơ bản, ứng dụng, công nghệ vật liệu (polymer, nano, gốm), công nghệ in 3D, tự động hóa, cơ điện tử, điện tử, điện tử hữu cơ, CNTT, nông nghiệp, công nghệ y sinh, trí tuệ nhân tạo.

{keywords}
PGS.TS Đỗ Văn Nam - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tiên tiến Thành Tây (TIAS). Ảnh: Trọng Đạt

PRATI tập trung thực hiện việc nghiên cứu ứng dụng, sản xuất thử nghiệm, phát triển, chuyển giao và thương mại hóa công nghệ. Trong khi đó, TIAS ưu tiên nghiên cứu lĩnh vực khoa học cơ bản, định hướng ứng dụng và phát triển các công nghệ nguồn. TIAS cũng thực hiện chức năng đào tạo ở trình độ sau đại học.

Nhận định về sự ra đời của 2 viện nghiên cứu, Thứ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ Bùi Thế Duy cho rằng, sự ra đời của 2 cơ sở này là một tín hiệu mừng đối với nền khoa học công nghệ trong nước.

Sự kiện này cũng trùng khớp với quan điểm chỉ đạo lấy doanh nghiệp làm trung tâm trong phát triển khoa học kỹ thuật của Đảng và Nhà nước, phản ánh sự chuyển dịch của các hoạt động nghiên cứu khoa học, tạo sự liên kết giữa doanh nghiệp, các trường đại học và viện nghiên cứu.

Thứ trưởng Bùi Thế Duy khẳng định, Bộ KH&CN sẽ có những cơ chế, chính sách hỗ trợ viện nghiên cứu của cả các trường đại học lẫn các doanh nghiệp tư nhân.

Trọng Đạt

Việt Nam hội nhập CMCN 4.0: Tự sản xuất ô tô, robot, vệ tinh nhân tạo

Việt Nam hội nhập CMCN 4.0: Tự sản xuất ô tô, robot, vệ tinh nhân tạo

Ô tô VinFast, vệ tinh viễn thám, cánh tay robot hay thậm chí là lá nhân tạo đều là những thành tựu nổi bật của các công ty công nghệ Việt Nam nhằm theo kịp bước tiến của cuộc CMCN 4.0.

Bộ TT&TT triển khai công tác cán bộ Cục Tần số VTĐ

Bộ TT&TT triển khai công tác cán bộ Cục Tần số VTĐ

Kể từ ngày 3/8/2018, ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục TSVTĐ được Quyền Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng giao nhiệm vụ phụ trách điều hành hoạt động của Cục Tần số VTĐ.

Việt Nam phát triển thành công "Lá nhân tạo" khiến thế giới kinh ngạc

Việt Nam phát triển thành công "Lá nhân tạo" khiến thế giới kinh ngạc

Những chiếc lá nhân tạo rất mỏng, nhẹ và có công năng giúp phân giải nước thành khí Hidro và Oxy, từ đó tạo ra một nguồn nhiên liệu mới.

Thiết bị đặc biệt giúp ngư dân Việt yên tâm không lo mất tích trên biển

Thiết bị đặc biệt giúp ngư dân Việt yên tâm không lo mất tích trên biển

Trong trường hợp chẳng may gặp sự cố, thiết bị đặc biệt này sẽ kết nối lên vệ tinh, từ đó báo tín hiệu cho trung tâm tìm kiếm cứu nạn gần nhất để hỗ trợ.

Robot chống cận thị mini, giúp trẻ ngồi đúng tư thế học bài

Robot chống cận thị mini, giúp trẻ ngồi đúng tư thế học bài

Ngoài khả năng chống cận thị, robot Captain Eye còn giúp phụ huynh có thể theo dõi hoạt động của trẻ và biết được trẻ có thực sự ngồi vào bàn học hay không.