Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân các xã

Trong năm 2020, xã Yên Hòa, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình là một trong những xã đã được Bộ TT&TT chọn triển khai thí điểm chuyển đổi số. Cùng với xã Vi Hương (Bạch Thông, Bắc Kạn), các hoạt động thí điểm chuyển đổi số tại xã Yên Hòa cũng đã thu được những kết quả tích cực bước đầu.

Thêm 6 đơn vị cấp xã tại Yên Mô, Ninh Bình triển khai chuyển đổi số
Y tế cùng với giáo dục là 2 lĩnh vực sẽ triển khai các dịch vụ thông minh cho người dân tại 6 xã thuộc huyện Yên Mô, Ninh Bình (Ảnh hoạt động chuyển đổi số y tế ở xã Yên Hòa, Yên Mô). 

Để việc triển khai chuyển đổi số cho các xã trên địa bàn huyện Yên Mô đạt kết quả, hiệu quả và đồng bộ, Sở TT&TT tỉnh Ninh Bình đã xây dựng và vừa chính thức ban hành Kế hoạch chuyển đổi số tại cấp xã trên địa bàn huyện này. Theo đó, 6 đơn vị cấp xã của huyện Yên Mô được chọn thực hiện chuyển đổi số gồm có: thị trấn Yên Thịnh, xã Yên Từ, xã Yên Mạc, xã Yên Thành và xã Yên Đồng (gọi chung là các xã).

Kế hoạch nêu rõ mục đích: Căn cứ điều kiện, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng công tác ứng dụng CNTT, xây dựng Chính quyền điện tử của từng địa phương để triển khai các nội dung, nhiệm vụ chuyển đổi số thành công, đồng bộ, đạt hiệu quả cao cho các xã trên cả 3 trụ cột chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và gắn với công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng.

Cùng với đó, chuyển đổi số để góp phần nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo điều hành; tăng cường tương tác giữa người dân, doanh nghiệp với chính quyền; hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp được tiếp cận và sử dụng các ứng dụng, dịch vụ tiện ích, thuận lợi nhất nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, góp phần đảm bảo công tác an sinh xã hội, an toàn, an ninh trật tự và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương.

Kế hoạch cũng nhằm tạo tiền đề, kinh nghiệm để tiếp tục triển khai nhân rộng kết quả, mô hình Chuyển đổi số ra các xã khác trên địa bàn huyện Yên Mô nói riêng và các xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh nói chung.

Các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để chuyển đổi số các xã

Trong kế hoạch chuyển đổi số tại cấp xã của huyện Yên Mô, Sở TT&TT tỉnh Ninh Bình nêu rõ các nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cần tập trung trong thời gian tới cả về phát triển chính quyền số, phát triển kinh tế cũng như về phát triển xã hội số.

Với phát triển chính quyền số, cùng với việc nâng cao chất lượng đội ngũ, tái cấu trúc hạ tầng CNTT của xã, 3 nhóm nhiệm vụ chính khác cũng sẽ được tập trung hiện thực hóa gồm: triển khai hệ thống truyền thanh thông minh, triển khai phân hệ Trung tâm giám sát, điều hành thông minh (IOC) và triển khai hệ sinh thái hành chính công – công dân số.

Đối với phát triển kinh tế số, phát triển thương mại điện tử, triển khai thanh toán điện tử và xây dựng mã địa chỉ trên bản đồ số là các nhiệm vụ chủ yếu, với hàng loạt giải pháp đi kèm.

Đơn cử như, để phát triển thương mại điện tử, tại các xã sẽ rà soát danh mục sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP của xã để tiến hành xây dựng thương hiệu, triển khai dịch vụ truy xuất nguồn gốc sản phẩm, làm các thủ tục pháp lý khác theo quy định đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử; đồng thời nghiên cứu giải pháp kết nối với các sàn thương mại điện tử lớn trong và ngoài nước để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bán sản phẩm.

Về thanh toán điện tử, sẽ triển khai thanh toán không tiền mặt bằng các hình thức chuyển khoản qua tài khoản thẻ, quét mã QR Code, thiết bị POS, ví điện tử, mobile money… tại bộ phận một cửa, trạm y tế xã, các trường học, các cơ quan, đơn vị, hợp tác xã…

Còn với phát triển xã hội số, theo kế hoạch, các nhiệm vụ sẽ được tập trung vào việc ứng dụng các dịch vụ thông minh cho 2 ngành giáo dục và y tế.

Cụ thể, với ngành giáo dục, căn cứ tình hình, hiện trạng của việc ứng dụng dịch vụ CNTT tại các trường học trên địa bàn từng xã, sẽ triển khai các dịch vụ thông minh như: phần mềm kiểm định chất lượng giáo dục cấp trường trực tuyến phục vụ hỗ trợ kiểm định chất lượng giáo dục các trường; phần mềm tuyển sinh đầu cấp cung cấp công cụ phục vụ cho các công tác tuyển sinh vào đầu các cấp Tiểu học, THCS thực hiện trực tuyến, đồng bộ trên Internet; hệ thống hỗ trợ phụ huynh học sinh đăng ký tuyển sinh trực tuyến, tra cứu thông tin tuyển sinh…

Các dịch vụ thông minh sẽ được ứng dụng cho lĩnh vực y tế ở các xã gồm có: triển khai tư vấn khám chữa bệnh từ xa trong cộng đồng (Telemedicine) và triển khai hệ thống tư vấn, chẩn đoán khám chữa bệnh từ xa tại trạm y tế (Telehealth).

Để tổ chức thực hiện, trong kế hoạch mới ban hành, Sở TT&TT tỉnh Ninh Bình cũng đưa ra lộ trình với các mốc thời gian cụ thể cho từng nhiệm vụ như: Thành lập Ban chỉ đạo chuyển đổi số cấp xã tại huyện Yên Mô trước ngày 6/2/2021; Thành lập Ban chỉ đạo chuyển đổi số của xã trước ngày 10/2/2021; Thiết lập kênh giao tiếp giữa chính quyền xã với người dân (tin nhắn SMS) trước ngày 27/2/2021; Xây dựng/nâng cấp bổ sung hệ thống camera an ninh, tích hợp về phòng điều hành Công an xã trước ngày 30/3/2021… 

Trong tham luận tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2021 của ngành TT&TT, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Nguyễn Thị Thu Hà đã nhấn mạnh: Bên cạnh những kết quả cụ thể của xã Yên Hòa, kết quả to lớn, sâu sắc, có ý nghĩa chiến lược mà tỉnh thu được từ câu chuyển chuyển đổi số, đó là cấp ủy, chính quyền tự tin hơn, có đường lối, có đường hơn hơn, quyết tâm hơn trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, đề ra chủ trương, giải pháp thực hiện chuyển đổi số.

Minh chứng cho nhận định trên, vị Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình cho hay, từ chỗ chuyển đổi số được đề cập rất mờ nhạt trong dự thảo Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ 22, đến nay tỉnh đã xác định xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số là 1 trong 3 khâu đột phá, 1 trong 6 chương trình trọng tâm của nhiệm kỳ 2020 – 2025, đó là “Đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ; nâng cao năng suất lao động”. Ninh Bình cũng đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh và xác định chuyển đổi số sẽ là Nghị quyết đầu tiên của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa mới.

Vân Anh

Chuyển đổi số quốc gia tạo cơ hội cho ngành an toàn thông tin Việt Nam bứt phá

Chuyển đổi số quốc gia tạo cơ hội cho ngành an toàn thông tin Việt Nam bứt phá

Nhận định chuyển đổi số quốc gia tạo cơ hội cho ngành an toàn thông tin Việt Nam bứt phá, đại diện Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cũng cho rằng chúng ta chỉ có thể bứt phá với một tư duy mới, cách làm mới.