{keywords}
Công ty nội dung Nigeria đổ lỗi cho nhà mạng vì tỉ lệ ăn chia doanh thu dịch vụ giá trị gia tăng quá thấp, dẫn đến nhiều dịch vụ phải đóng cửa.

Ra đời năm 2007, chỉ mất 12 năm để dịch vụ giá trị gia tăng (VAS) di động Nigeria trở thành thị trường 300 tỷ NGN (đơn vị tiền tệ của Nigieria). Tuy nhiên, từ năm 2018 đến 2019, thị trường chỉ còn 79 tỷ NGN. 

Năm 2022, Nigeria có 74 giấy phép cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng (VAS) của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung Nigieria hết hạn. Thị trường VAS nước này có thể còn thu hẹp hơn nữa khi nhiều công ty cung cấp nội dung rút lui. 74 giấy phép được Nigeria cấp từ 5 năm trước và cơ hội gia hạn là không nhiều.

Trước đó, cơ quan quản lý viễn thông Nigieria (NCC) bày tỏ lo ngại về tỷ lệ gia hạn giấy phép tại thị trường VAS, trong khi nhiều bên được cấp phép cũng bị phát hiện không hoàn thành nghĩa vụ đóng phí hoạt động cho nhà chức trách. Các công ty đổ lỗi cho môi trường kinh doanh không thuận lợi, dẫn đến doanh thu sụt giảm.

Theo quy định của NCC, doanh nghiệp nội dung có quyền gia hạn giấy phép trong 5 năm tiếp theo nếu thanh toán 500.000 NGN (đơn vị tiền tệ của Nigeria). Tuy nhiên, họ khiếu nại kinh doanh không có lãi kể từ khi NCC giới thiệu quy định Không làm phiền (DND). Cuối năm 2021, NCC cho biết tổng cộng 27 nhà cung cấp dịch vụ, chủ yếu là VAS, đã trả lại giấy phép trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến 2020 do dừng hoạt động.

Phó Chủ tịch NCC, Giáo sư Umar Danbatta chia sẻ: Ngoài các nhà mạng lớn như MTN, Globacom, Airtel, 9mobile, nhiều tên tuổi nhỏ hơn đều tồn tại một cách khó khăn. Họ không thể trả lương cho nhân viên, tuân thủ nghĩa vụ đóng phí, không trả được nợ.

Tại diễn đàn đặc biệt mang tên “Đối thoại với nhà quản lý”, các doanh nghiệp nội dung đổ lỗi cho nhà mạng vì tỉ lệ ăn chia doanh thu VAS quá thấp, dẫn đến nhiều dịch vụ phải đóng cửa.  

Doanh nghiệp nội dung cung cấp dịch vụ như nhạc chờ, mẹo vặt, trích dẫn hay, tin tức thể thao, giải trí… cho thuê bao di động và thuê bao bị trừ tiền trong tài khoản. Tuy nhiên, khi chia sẻ doanh thu, các nhà mạng trước tiên sẽ khấu trừ 20% làm phí in thẻ nạp điện thoại và lệ phí hoạt động hàng năm (AOL), trước khi chia sẻ phần còn lại theo tỉ lệ 60/40. Trong khi đó, CP tiếp tục phải trả AOL cho nhà quản lý từ khoản tiền được chia cho nhà chức trách.

Dựa theo tốc độ tăng trưởng ban đầu và doanh thu phát sinh, thị trường VAS năm 2018 được định giá 200 triệu USD và dự phòng 500 triệu USD vào năm 2021. Song tính toán đó đã thất bại khi NCC áp dụng chính sách DND, cho phép thuê bao di động chặn các tin nhắn không mong muốn. Theo ông Danbatta, tính đến tháng 12/2019, đã có hơn 22 triệu thuê bao kích hoạt tính năng DND.

Tại Việt Nam, sau khi thị trường dịch vụ giá trị gia tăng bùng nổ kéo theo hàng loạt CP ra đời như "nấm sau mưa" và kiếm được những khoản tiền khá dễ dàng thì nhà mạng đã siết chặt lại. Các nhà mạng dần dần giảm tỷ lệ ăn chia doanh thu với các nhà cung cấp dịch vụ nội dung với mức quá thấp khiến nhiều doanh nghiệp cung cấp nội dung không còn đủ tiền tái đầu tư. Hiện tỷ lệ ăn chia bình quân cho các nhà cung cấp dịch vụ nội dung là 31- 33%. Với mức đó, các doanh nghiệp muốn đầu tư bài bản và nghiêm túc không thể có lãi. 5 năm trở lại đây, nhiều nhà cung cấp dịch vụ nội dung chọn giải pháp rời bỏ cho dù thị trường này được đánh giá có nhiều tiềm năng.

Việc các doanh nghiệp nội dung ồ ạt rời thị trường cũng gây ảnh hưởng đến các nhà mạng bởi họ không có dịch vụ nội dung tốt để cung cấp cho khách hàng và không tăng thêm được nguồn thu ngoài những dịch vụ truyền thống. Bên cạnh đó, khách hàng cũng không được sử dụng các dịch vụ nội dung hấp dẫn. Điều này khiến miếng bánh dịch vụ nội dung co hẹp lại, trong khi nhà mạng đang đầu tư mạnh vào 4G và tiếp tục tiến lên 5G. Đây là nguy cơ cho cả thị trường Việt Nam khi mạng băng rộng cần rất nhiều nội dung hấp dẫn cho người dùng.  

Thời gian qua, các doanh nghiệp nội dung đã nhiều lần kiến nghị lên nhà mạng và cơ quan quản lý nhà nước. Cục Viễn thông từng lên tiếng về tỷ lệ ăn chia doanh thu giữa nhà mạng và các doanh nghiệp nội dung hiện chưa thực sự hợp lý, chưa khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nhiều cho những dịch vụ nội dung có chất lượng cao xứng với tiềm năng và thỏa mãn nhu cầu của hàng chục triệu khách hàng.

Du Lam - Thái Khang

Doanh nghiệp nội dung "cắn răng" rời thị trường vì tỷ lệ ăn chia bèo bọt

Doanh nghiệp nội dung "cắn răng" rời thị trường vì tỷ lệ ăn chia bèo bọt

Hiện nay tỷ lệ ăn chia doanh thu trung bình mà nhà cung cấp nội dung nhận được từ nhà mạng khoảng 30%. Đây là tỷ lệ thấp trong khi nhiều nhà mạng trên thế giới đưa ra mức ăn chia này là 70%.