Tính năng xuyên âm tai trên tai nghe bluetooth chống ồn giúp người dùng vẫn cảm nhận âm thanh bên ngoài.

Xuyên âm là một cơ chế ngược lại với “chống ồn”, cơ chế này cho phép ghi nhận toàn bộ âm thanh xung quanh khi người dùng đeo tai nghe.

Thuật ngữ “xuyên âm” trên tai nghe không dây là gì? - 1
Tính năng xuyên âm giúp người dùng không bị “cô lập” với thế giới xung quanh. Giới công nghệ nói vui rằng đây là tính năng nhận biết “nói xấu” trên tai nghe không dây

Đối với người dùng thường xuyên phải đeo tai nghe kể cả khi di chuyển ngoài đường thì đây là cơ chế rất hay và tiện lợi, tính năng xuyên âm được xem là tiêu chí an toàn cho người dùng nhất là khi tham gia giao thông.

Hiện tại, bên cạnh nhiều công nghệ mới được ứng dụng vào các sản phẩm tai nghe không dây chống ồn thì chức năng xuyên âm là yếu tố không thể thiếu.

Thuật ngữ “xuyên âm” trên tai nghe không dây là gì? - 2
Cuộc chạy đua công nghệ âm thanh của các ông lớn hiện khá “âm thầm” nhưng không kém phần khốc liệt  

Một số tai nghe không dây chống ồn nổi bật hiện nay: AirPods Pro là mẫu tai nghe không dây mới nhất của Apple có tính năng khử tiếng ồn chủ động bằng cách kết hợp hai micro và phần mềm để loại bỏ tiếng ồn xung quanh.

Tính năng khử tiếng ồn được bổ sung bởi chế độ Transparency mới cho phép một người nghe nhạc đồng thời nghe âm thanh xung quanh. Bằng cách này, người đeo sẽ luôn nhận thức được môi trường xung quanh.

Tai nghe không dây Galaxy Buds của Samsung sử dụng công nghệ Adaptive Dual Microphone mang lại tiếng nói rõ ràng trong cả môi trường ồn ào lẫn yên tĩnh.

Sản phẩm cũng được hỗ trợ bởi công nghệ AKG, với tính năng mang tên Enhanced Ambient Sound cho phép người dùng nghe thấy môi trường xung quanh rất rõ ngay cả khi chồi đang ở trong tai.

Nếu thích sử dụng kiểu tai nghe nhỏ gọn không phải dạng choàng cổ, thì Sony còn có một sản phẩm tai nghe chống ồn rất tiện lợi khác là WF-1000XM3.

Sony đã cải thiện khả năng khử tiếng ồn chủ động so với WF-1000X ban đầu nhờ miếng đệm tai tốt, cho hiệu ứng rõ rệt hơn khi nghe. Đặc biệt, nếu không có âm thanh được phát, mọi người vẫn có thể nghe thấy tiếng ồn ào xung quanh, nhưng khi nhạc bắt đầu phát thì mọi thứ sẽ biến mất.

Sony đã thêm mic chống tiếng ồn thứ hai vào mỗi chồi và bộ xử lý QN1e cũng đứng đằng sau một số cải tiến, tạo khác biệt so với dòng sản phẩm AirPods của Apple.

Tai nghe Pixel Buds của Google có âm lượng âm thanh được điều chỉnh tự động khi người dùng di chuyển qua các môi trường có mức độ tiếng ồn khác nhau và các micrô dạng tia được thiết kế để chỉ thu được giọng nói của người dùng. Các chồi cũng dựa vào gia tốc kế giọng nói để phát hiện lời nói thông qua xương hàm của người dùng.

Hãng Huawei cũng trình làng chiếc tai nghe FreeBuds Pro là tai nghe chống ồn chủ động thông minh đầu tiên ra mắt được trang bị chế độ nhận dạng giọng nói độc đáo, làm nổi bật giọng nói từ tiếng ồn xung quanh, cùng khả năng kết nối hai thiết bị cùng lúc…

Thuật ngữ “xuyên âm” trên tai nghe không dây là gì? - 3

Theo các chuyên gia công nghệ, hiện nay dòng sản phẩm tai nghe không dây chống ồn có chức năng xuyên âm không chỉnh được mức chống ồn ở các cấp độ thì chiếc tai nghe không dây Freebuds Pro lại làm được điều này.

Có thể nói, với việc điều chỉnh được mức độ chống ồn, chiếc tai nghe của hãng này được cho là đang đi đầu về công nghệ xuyên âm.

Ở Việt Nam, việc đeo tai nghe khi lái xe bị xử phạt theo nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, đối với lái xe máy sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính) sẽ bị xử phạt từ 600.000 đến 1 triệu đồng.

Nhiều bạn trẻ thắc mắc sao mức phạt lại cao hơn nhiều so với trước đây chỉ từ 200 - 300.000 đồng. Có nhiều trường hợp “bất chấp” quy định, đeo tai nghe nhưng không để nghe nhạc vì yếu tố công việc nên "bất khả kháng" khi tham gia giao thông.

 (Theo Dân Trí)

 

Thêm tai nghe chống ồn tại Việt Nam, giá 4,49 triệu đồng

Thêm tai nghe chống ồn tại Việt Nam, giá 4,49 triệu đồng

Người dùng Việt Nam có thêm lựa chọn tai nghe chống ồn - chiếc Huawei FreeBuds Pro chống ồn chủ động, kết nối cùng lúc hai thiết bị.