Nền tảng bảo vệ doanh nghiệp

Ngày 03/07/2020, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã tổ chức Lễ ra mắt “Nền tảng cung cấp dịch vụ Trung tâm điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC) đáp ứng yêu cầu kết nối, chia sẻ thông tin”. Tại buổi lễ, Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT (FPT IS) vinh dự được Bộ TT&TT công bố là một trong 8 đơn vị đủ các tiêu chí cung cấp nền tảng này.

{keywords}

FPT.EagleEye mSOC bao gồm nhiều sản phẩm, giải pháp, dịch vụ an toàn thông tin (ATTT) với những chức năng khác nhau, đáp ứng đầy đủ nhu cầu giám sát và điều hành an ninh mạng của doanh nghiệp. Bộ giải pháp được phát triển dựa trên bốn yếu tố quan trọng: Con người – Công nghệ - Khách hàng - Đối tác công nghệ.

Thứ nhất, yếu tố con người có vai trò đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực phát triển sản phẩm và xử lý sự cố ATTT. Năng lực của đội ngũ chuyên gia phát triển FPT.EagleEye mSOC được chứng nhận qua các chứng chỉ cao cấp quốc tế. Ngoài ra, FPT IS cũng đang hợp tác với các trường đại học để giúp sinh viên học hỏi, phát triển bản thân trong lĩnh vực ATTT.

Thứ hai, bằng việc áp dụng các công nghệ 4.0 mới nhất (phân tích, xử lý dữ liệu lớn Big Data, điện toán đám mây, học máy...), FPT.EagleEye mSOC có khả năng tự động hoá, phát hiện chính xác và kịp thời các nguy cơ gây mất an toàn, an ninh mạng, cảnh báo và đưa ra các phương án xử lý một cách nhanh nhất để giảm thiểu thiệt hại gây ra bởi các cuộc tấn công mạng.

Thứ ba, FPT IS đang là đối tác chiến lược của nhiều hãng công nghệ lớn trên thế giới như Cisco, IBM, Checkpoint, Palo Alto, Juniper, Mcafee, Symantec, Trend Micro, Microsoft, AWS, Google… Lợi thế đó giúp FPT IS tiếp cận những thông tin quan trọng về sản phẩm của các hãng như API, từ đó giúp FPT.EagleEye mSOC có khả năng tương thích cao, hoạt động ổn định với các sản phẩm, giải pháp mà khách hàng đang sử dụng.

Thứ tư, FPT IS luôn đặt khách hàng ở vị trí trọng tâm, và phát triển FPT.EagleEye mSOC nhằm giải quyết bài toán thực tế mà các doanh nghiệp đang gặp phải với chi phí đầu tư thấp nhất và trải nghiệm dịch vụ tốt nhất, từ đó giúp các doanh nghiệp có thể vận hành ổn định, an toàn, tiến tới chuyển đổi số một cách toàn diện và hiệu quả.

Ông Lê Hoàng Đương, Giám đốc Trung tâm An ninh mạng, FPT IS cho hay, việc thuyết phục khách hàng sử dụng một sản phẩm, dịch vụ mới trong lĩnh vực ATTT là điều không đơn giản. Chẳng hạn như ở dự án PoC dịch vụ giám sát ATTT 24/7 với khách hàng đầu tiên trong lĩnh vực Ngân hàng-Tài chính, FPT.EagleEye mSOC đã tiếp nhận hơn 100 triệu sự kiện (event log) một ngày, hệ thống và đội ngũ chuyên gia xử lý hơn 9.000 cảnh báo (alert) và thực hiện gần 1.000 cuộc điều tra truy vết trong 9 tháng thử nghiệm mới có thể nhận được “cái gật đầu” từ khách hàng.

Đến nay, FPT.EagleEye mSOC đang được tin dùng bởi hơn 30 khách hàng trong và ngoài nước. Dự kiến trong năm 2022, số lượng khách hàng trong nước và quốc tế của FPT.EagleEye mSOC sẽ tăng trưởng lần lượt 50% và 25%, doanh thu tăng trưởng 100% so với 2021. Trong bối cảnh “thế giới phẳng”, không gian mạng dường như không có khoảng cách và biên giới, nên tiềm năng phát triển của FPT.EagleEye mSOC cũng như các sản phẩm, giải pháp ATTT ngày càng lớn.

Đưa giải pháp “Make in Viet Nam” vươn tầm thế giới

Hiện nay, Quốc hội, Chính phủ, Bộ TT&TT đã xây dựng hành lang pháp lý và hướng dẫn chi tiết trong lĩnh vực ATTT. Số lượng trường đại học đào tạo chuyên ngành này ngày càng nhiều. Do đó, nhận thức về ATTT trong người dân, doanh nghiệp đang ngày càng được nâng cao, nhiều doanh nghiệp mới cung cấp các giải pháp bảo mật an toàn cũng đang dần xuất hiện trên thị trường.

Theo số liệu từ Cục ATTT (Bộ TT&TT), năm 2015, tỷ lệ sản phẩm an toàn, an ninh mạng nội địa mới chỉ đạt 5%, nhưng đến năm 2019, tỷ lệ này đã tăng lên 55% và nhanh chóng đạt 91% vào năm 2020. Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT, Việt Nam đã làm chủ 90% hệ sinh thái các sản phẩm an toàn, an ninh mạng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước.

Tuy nhiên, trên hành trình chinh phục thị trường nước ngoài, các sản phẩm “Make in Viet Nam” vẫn còn gặp nhiều thách thức. Do đó, để có thể nâng cao giá trị cho thương hiệu FPT.EagleEye mSOC, FPT IS đã xây dựng các chiến lược phát triển dài hạn, đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao để không ngừng nâng cấp, cập nhật và phát triển bộ giải pháp.

Đồng thời, FPT IS sẽ khai thác triệt để lợi thế về mạng lưới quốc tế mà Tập đoàn FPT đang sở hữu với 48 văn phòng tại 26 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới để đưa sản phẩm, dịch vụ ATTT ra thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó, FPT IS cũng đang phối hợp cùng Cục ATTT, Hiệp hội ATTT (VNISA) và cả các đối tác công nghệ như Cisco, Microsoft, AWS… để quảng bá FPT.EagleEye mSOC tới các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước.

Trong thời gian tới, ông Lê Hoàng Đương mong muốn các cơ quan quản lý sẽ liên tục chuẩn hóa các tiêu chí dành cho các sản phẩm ATTT của Việt Nam, đồng thời các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ ATTT trong nước sẽ tạo nên một cộng đồng gắn kết, cùng nhau làm giàu các nguồn dữ liệu phục vụ phát triển hệ sinh thái “Make in Viet Nam”.

Lê Mỹ

"Doanh nghiệp Make in Vietnam phải bắt tay để tạo ra hệ sinh thái chuyển đổi số"

"Doanh nghiệp Make in Vietnam phải bắt tay để tạo ra hệ sinh thái chuyển đổi số"

Theo ông Hoàng Minh Quân, CEO Cloudify, nền kinh tế số Việt Nam đứng trước cơ hội tăng trưởng lớn nhất trong khu vực, nhưng các doanh nghiệp Make in Vietnam cần bắt tay tạo hệ sinh thái số, để thúc đẩy khối doanh nghiệp SME tăng trưởng.