{keywords}

Thông tin trên được ông Li Yuxiao, Phó Giám đốc Học viện Nghiên cứu Không gian mạng Trung Quốc đưa ra tại Hội nghị Internet Thế giới (WIC) lần thứ 7. Như vậy với việc vượt qua Mỹ về số đơn đăng ký bằng sáng chế liên quan đến AI, Trung Quốc hiện đang củng cố vị thế là nước đi đầu trong lĩnh vực AI.

Theo báo cáo, Trung Quốc đã nộp hơn 110.000 bằng sáng chế liên quan đến trí tuệ nhân tạo vào năm ngoái, nhiều hơn số bằng sáng chế của Mỹ.

Như đã nói ở trên, cả Trung Quốc và Mỹ đều đang cố gắng thống trị thị trường các công nghệ tiên tiến như 5G, trí tuệ nhân tạo và điện toán lượng tử. Với sự nổi lên của Trung Quốc trong các lĩnh vực này, Mỹ đã quyết định áp dụng một số biện pháp trừng phạt và hạn chế thương mại đối với các công ty của Trung Quốc.

Tuy nhiên, Trung Quốc đang quyết tâm trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về công nghệ trí tuệ nhân tạo vào năm 2030. Để đạt được nó, nước này đang nghiên cứu các kịch bản ứng dụng công nghệ bằng cách đầu tư lớn vào lĩnh vực AI. Điều này cũng làm dấy lên lo ngại về các vấn đề đạo đức cũng như bảo mật.

Theo báo cáo từ Công ty nghiên cứu iiMedia, các ứng dụng giám sát (như giám sát an ninh, nhận diện khuôn mặt, giám sát xe cộ…) là những ứng dụng được tích hợp AI nhiều nhất ở Trung Quốc, chiếm 53,8% tổng số các ứng dụng được tích hợp AI trong năm 2019. Tiếp theo là các ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính chiếm 15,8% và ứng dụng AI trong lĩnh vực tiếp thị chiếm 11,6%.

Phan Văn Hòa (theo Gizmochina)

Ứng dụng công nghệ AI, chatbot trong tuyên truyền, nâng cao nhận thức an toàn thông tin

Ứng dụng công nghệ AI, chatbot trong tuyên truyền, nâng cao nhận thức an toàn thông tin

Theo Cục An toàn thông tin, một điểm mới của Đề án tuyên truyền, nâng cao nhận thức về an toàn thông tin giai đoạn 2021-2025 là tuyên truyền trên mạng xã hội và ứng dụng các công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), chatbot vào hoạt động tuyên truyền.