Từ lúc bác tổ trưởng thông báo chuyển hình thức thẻ đi chợ thông thường sang thẻ QR Code, tôi nghĩ đến sẽ khó thực hiện. Đi chợ mà cũng kè kè công nghệ theo, vừa có vẻ cồng kềnh lại không biết có bị bảo vệ chợ "làm khó" gì không. Dịch giã, vào chợ cũng muốn đi nhanh về nhanh...

{keywords}
Người dân Đà Nẵng đã có thói quen đi chợ bằng thẻ mã QR Code. Ảnh: Hồ Giáp

Khu nhà tôi ở Đà Nẵng thuộc khu thí điểm đi chợ QR Code đợt đầu từ 20/5.

Từ đó đến nay, đã nhận thêm đợt thẻ mới áp dụng từ 23/6 đến hết 31/8. Với thời gian gần hai năm (2020 và 2021) sống ở tâm dịch, việc đi chợ bằng thẻ đã không còn lạ với người dân Đà Nẵng nữa.

Ban đầu, người dân được phát thẻ 1 màu (thẻ vào chợ màu trắng) do UBND phường sở tại cấp. Trên thẻ sẽ lưu lại thông tin cá nhân (Họ và tên/ Địa chỉ/ Số điện thoại) để dễ cho công tác truy vết. Thẻ được nhận trong vòng 15 ngày (3 ngày người dân được cầm thẻ vào chợ bất kỳ/ lần). Thẻ được bảo vệ chợ thu lại.

Đợt sau, thẻ đi chợ được nâng cấp lên có màu theo ngày chẵn, lẻ (thẻ màu hồng cho ngày chẵn, thẻ màu xanh áp dụng cho ngày lẻ). Cũng như đợt đầu, thẻ vào chợ 3 ngày/ lần và được bảo vệ chợ thu lại.

{keywords}
Hướng dẫn người dân quét thẻ đi chợ. Ảnh: Hồ Giáp

Cả hai lần áp dụng thẻ vào chợ, tôi thấy giảm được lượng người vào chợ. Tuy nhiên, có điều khó cho việc giám sát khi người này cầm thẻ người khác đi chợ thì việc quản lý, truy vết cũng khó hơn...Vì thành phố không quy định cứng thẻ chỉ được vào chợ duy nhất, mà người dân có thể cầm thẻ vào chợ bất kỳ trên địa bàn.

Đến đợt bác tổ trưởng thông báo nhận thẻ đi chợ QR Code, tôi nghĩ sẽ khó triển khai vì không phải người dân nào cũng thích ứng nhanh được. Khi nhận thẻ QR Code, cảm nhận đầu tiên tôi thấy gọn hơn (chỉ 1 tờ A4 cho ba thẻ có giá trị tương tự), không cần đóng dấu đỏ (tiết kiệm nhân lực đóng hàng trăm ngàn thẻ/ khu phố) và tiện hơn là người đi chợ không phải chọn thẻ đúng ngày, đúng màu, không phải khai thông tin vào phiếu như trước.

Cầm thẻ QR Code vào chợ chỉ cần đi đúng ngày ghi trên thẻ (3 ngày/ lần) đưa ra bảo về chợ quét mã trên điện thoại - rất nhanh mà không có khai báo gì thêm, cũng không cồng kềnh như tôi nghĩ ban đầu.

Tiện hơn là sau mỗi buổi chợ, người trực không mất thời gian phân loại thẻ vào chợ để lưu trữ như trước.

Với thẻ QR Code, khi quét mã xong người dân cầm về và giữ lại để đi nhiều lần, không dùng chung được.

{keywords}
 

Thẻ QR Code được triển khai ở Đà Nẵng hơn hai tháng nay. Khi thành phố tăng cường thêm giải pháp chống dịch, thì cũng yêu cầu các quận, huyện phát hành thẻ vào chợ có mã QR Code cho các hộ dân trên địa bàn, không sử dụng thẻ vào chợ mà không có mã QR Code nữa.

Từ việc sử dụng 3 đợt thẻ khác nhau, tôi thấy việc đi chợ bằng thẻ mã QR Code tiện lợi hơn, việc xếp hàng vào chợ cũng nhanh hơn và bảo vệ không phải nhìn thẻ xem người đi chợ có đúng ngày không. Bởi với thẻ không đúng ngày, máy sẽ không đọc được thông tin, đồng nghĩa với việc người đi chợ phải quay về...

Những ngày này, nhiều tỉnh, thành trên cả nước đang thực thi những giải pháp nghiêm ngặt để phòng chống dịch Covid-19. Tôi nghĩ từ những chuyện hằng ngày, như phát thẻ đi chợ, nếu mau chóng áp dụng các ứng dụng công nghệ vào để giải quyết, sẽ là những giải pháp hiệu quả,

Nguyễn Đông

Nền tảng phòng chống Covid-19 chỉ lưu dữ liệu người dùng trong 1 tháng

Nền tảng phòng chống Covid-19 chỉ lưu dữ liệu người dùng trong 1 tháng

Ông Đỗ Công Anh, Phụ trách điều hành Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) khẳng định, các dữ liệu thông tin cá nhân của người dùng trên nền tảng công nghệ bắt buộc dùng chung toàn quốc sẽ chỉ được lưu trữ trong thời gian 1 tháng gần nhất.