Sau khi chuyển đổi mô hình, sắp xếp lại các cơ quan báo chí, có tổng cộng 18 cơ quan báo chí của các tổ chức, hội được trao giấy phép mới trong đợt quy hoạch lần này. 

{keywords}
Lễ trao giấy phép các tạp chí thực hiện chuyển đổi, sắp xếp lại theo quy hoạch báo chí. Ảnh: Trọng Đạt

Các cơ quan báo chí này bao gồm: 

Tạp chí Một thế giới (Hội Thông tin khoa học và công nghệ Việt Nam)

Tạp chí Đời sống và Pháp luật (Hội Luật gia Việt Nam) 

Tạp chí Bóng đá (Liên đoàn Bóng đá Việt Nam)

Tạp chí Kinh tế nông thôn (Hội Làm vườn Việt Nam)

Tạp chí Làng nghề Việt Nam (Hiệp hội Làng nghề Việt Nam)

Tạp chí Kinh tế chứng khoán Việt Nam (Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán Việt Nam)

Tạp chí Sức khỏe cộng đồng (Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam)

{keywords}
Đại diện các đơn vị lên nhận giấy phép mới theo quy hoạch báo chí. Ảnh: Trọng Đạt

Tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp thị (Hội Marketing Việt Nam)

Tạp chí Mê Kông - ASEAN (Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - ASEAN)

Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam (Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam)

Tạp chí Thương hiệu và Công luận (Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam)

Tạp chí Người cao tuổi (Hội Người cao tuổi Việt Nam)

Tạp chí Chất lượng và cuộc sống (Hội Khoa học Kỹ thuật về tiêu chuẩn & chất lượng Việt Nam)

Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam)

Tạp chí điện tử Tri thức trực tuyến (Hội Xuất bản Việt Nam)

Tạp chí Kinh tế và Đồ uống (Hiệp hội Chè Việt Nam)

Tạp chí Năng lượng mới (Hội Dầu khí Việt Nam)

Tạp chí Thời đại (Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam)

Chia sẻ tại buổi làm việc, Ông Lê Mạnh Hùng - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết, báo chí là diễn đàn quan trọng mang tiếng nói của Đảng và Nhà nước trong bối cảnh bùng nổ thông tin hiện nay, do đó quản lý báo chí là để báo chí phát triển. 

Cũng theo ông Lê Mạnh Hùng, việc sắp xếp báo chí là để các cơ quan báo chí mạnh hơn, tạo diện mạo báo chí phong phú, đa dạng trong thống nhất. Ban Tuyên giáo không đặt mình là cơ quan chỉ đạo mà đặt vào vị trí của cơ quan báo chí để giải quyết thực tiễn đặt ra nhằm giúp cơ quan báo chí phát huy, phát triển.

{keywords}
Theo ông Lê Mạnh Hùng - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, quản lý báo chí là để báo chí phát triển. Ảnh: Trọng Đạt

Tại Lễ trao giấy phép, Thứ trưởng Bộ TT&TT Hoàng Vĩnh Bảo chúc mừng các cơ quan báo chí được trao giấy phép mới trong đợt quy hoạch lần này. Đây là một bước trong việc triển khai Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt ngày 3/4/2019.

Theo Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo, các cơ quan Đảng, Nhà nước rất cân nhắc, thận trọng khi đặt vấn đề sắp xếp, quy hoạch báo chí. 

Qua ý kiến từ các cấp, cơ quan quản lý thấy rằng việc sắp xếp, quy hoạch phải được thực hiện. Lý do là bởi việc thực hiện tôn chỉ, mục đích của các cơ quan báo chí, đặc biệt là cơ quan báo chí của các hội trong thời gian qua có nhiều vấn đề.

Khi xin giấy phép, báo là báo của Hội, thế nhưng thông tin phục vụ cho hoạt động của hội rất ít. Rất ít tờ bám bám sát đối tượng phục vụ của mình và lĩnh vực hoạt động của tổ chức mình mà đi sa đà vào các thông tin khác. 

{keywords}
Thứ trưởng Bộ TT&TT Hoàng Vĩnh Bảo nêu lên thực trạng và lý do cần phải tiến hành quy hoạch báo chí. Ảnh: Trọng Đạt

Các hội được sinh ra để tổ chức, tập hợp các đối tượng nhằm tham gia phản biện chính sách cùng Đảng và Nhà nước. Các hội vẫn làm điều đó nhưng thể hiện trên cơ quan ngôn luận của mình lại rất mờ nhạt. Đây là một trong những lý do phải quy hoạch báo chí. 

Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo cho rằng, báo chí nhiều, đông nhưng không có sức mạnh. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước thấy rằng cần phải sắp xếp lại các cơ quan báo chí. 

Mục đích của quy hoạch báo chí để các cơ quan này dành thời gian nhiều hơn cho các bài viết chuyên sâu hơn về hoạt động của hội mình, về đối tượng tập hợp của mình, về lĩnh vực hoạt động của mình để không sa đà vào những việc khác. Các cơ quan báo chí của hội phải coi việc tuyên truyền cho hội là số một, Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo khẳng định. 

Theo Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo, việc rà soát nhân sự của các cơ quan báo chí phải được thay đổi phù hợp và theo hướng tích cực. Cơ quan quản lý nhà nước sẽ cố gắng tiếp thu ý kiến đóng góp để tháo gỡ cho các đơn vị, trong đó có các chính sách quản lý phù hợp với xu thế mới theo hướng không áp đặt. 

Trọng Đạt