Các chuyến bay của trực thăng Ingenuity đều táo bạo hơn lần trước. Vì vậy, chuyến bay hôm 24/7 có thể là chuyến bay rủi ro nhất của chiếc trực thăng. Theo kế hoạch, Ingenuity đã bay lên cao 12m trong không trung, sau đó đi theo hướng nam - tây nam về phía khu vực đá có tên là "Raised Ridges", trước khi bay vòng quay trở lại bãi đáp cách vị trí cất cánh ban đầu khoảng 94 m về phía tây.

Với chuyến bay thứ 10, trực thăng Ingenuity bay được tổng cộng 1,6 km trên sao Hỏa.

Chuyến bay kéo dài khoảng 2 phút 45 giây. Trong thời gian đó, Ingenuity được cho là đã ghé thăm 10 điểm, chụp các bức ảnh trên đường đi.

Trực thăng sao Hỏa thực hiện chuyến bay thứ 10, vượt xa dự định ban đầu -0

Đường bay và các điểm tham chiếu cho chuyến bay thứ 10 của trực thăng Ingenuity. (Nguồn: NASA / JPL-Caltech / Đại học Arizona) 

Chuyến bay 10 là một cột mốc quan trọng, vì Ingenuity hiện đã bay nhiều gấp đôi so với kế hoạch ban đầu của các kỹ sư NASA. NASA dự đoán ​​Ingenuity sẽ gặp sự cố trong chuyến bay thứ tư hoặc thứ năm, khi nó được thử thách trong bài kiểm tra giới hạn tốc độ và sức chịu đựng.

Nhưng trực thăng Ingenuity đã tiếp tục vượt quá mong đợi. Ngay cả khi một trục trặc khiến chiếc trực thăng chao đảo giữa không trung vào tháng 5 trong chuyến bay thứ sáu, nó vẫn hạ cánh an toàn.

Ban đầu, máy bay không người lái Ingenuity bay trên sao Hỏa như một cuộc trình diễn công nghệ, nhưng vào cuối tháng 5, sau chuyến bay thứ tư, NASA đã giao cho Ingenuity thêm nhiệm vụ thứ hai. Kể từ đó, Ingenuity đã bắt đầu trinh sát các địa hình mới trên sao Hỏa và các hoạt động thử nghiệm mà NASA muốn tiến hành với các máy bay trực thăng vũ trụ trong tương lai.

Trực thăng sao Hỏa thực hiện chuyến bay thứ 10, vượt xa dự định ban đầu -0
Bóng của máy bay do chính nó chụp trong chuyến bay thứ 7 trên sao Hỏa. (Ảnh: NASA / JPL-Caltech)

Địa hình không bằng phẳng là một thách thức đối với Ingenuity, vì đất đá hoặc gợn sóng có thể làm sai lệch trường nhìn của nó, khiến máy bay quay sai hướng. Các nhà khoa học NASA cho biết, chuyến bay thứ 9 của Ingenuity vào đầu tháng 7 là một "khó khăn", vì chiếc trực thăng phải vượt qua những địa hình đặc biệt hiểm trở.

Trong bốn chuyến bay đầu tiên của Ingenuity, chiếc trực thăng đã hạ cánh ở cùng nơi nó cất cánh. Đến chuyến bay thứ năm, nó đã đến một sân bay mới mà trước đó nó đã bay qua, chụp ảnh và lập bản đồ. Còn những chuyến bay gần đây đã đưa Ingenuity khám phá về phía nam sao Hỏa, nơi chưa được thăm dò.

Các kỹ sư của NASA chưa cho biết khi nào sứ mệnh của Ingenuity sẽ kết thúc, nhưng chiếc trực thăng có thể tiếp tục bay, miễn là nó vẫn còn hoạt động và không can thiệp vào công việc khoa học của tàu thăm dò Perseverance.

Còn tàu thám hiểm Perseverance của NASA vẫn đang chiến đấu với miệng núi lửa Jezero để tìm kiếm các hóa thạch tiềm năng của vi sinh vật ngoài hành tinh cổ đại. Các hoạt động mới của Ingenuity có thể hỗ trợ cho nhiệm vụ đó. Máy bay trực thăng có thể trinh sát và lập bản đồ địa hình, phát hiện các khu vực hứa hẹn để nghiên cứu từ trên không và bay đến những điểm mà tàu không thể tiếp cận.

Theo Nhandan

Tàu Perseverance của NASA bắt đầu tìm kiếm dấu hiệu sự sống trên Hỏa tinh

Tàu Perseverance của NASA bắt đầu tìm kiếm dấu hiệu sự sống trên Hỏa tinh

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 21/7 thông báo tàu thám hiểm Perseverance của cơ quan này đang chuẩn bị thu thập mẫu vật đất đá đầu tiên từ đáy của một hồ cổ đại, nhằm tìm kiếm dấu hiệu của sự sống trên Hỏa tinh