{keywords}
 

Theo Nikkei, Huawei và ZTE – hai nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất Trung Quốc – đã giảm tốc độ lắp đặt trạm gốc 5G trong nước. Dấu hiệu này cho thấy nỗ lực kìm chế tham vọng công nghệ của Bắc Kinh từ chính phủ Mỹ đã có tác dụng.

Vào tháng 6, cả Huawei và ZTE đều yêu cầu đối tác cung ứng các sản phẩm liên quan tới trạm gốc 5G chậm lại để hai hãng có thể thiết kế lại sản phẩm, thay đổi một số thiết bị nhằm loại bỏ nhiều công nghệ Mỹ nhất có thể. Một đối tác của ZTE cho biết họ phải trải qua bài kiểm tra một lần nữa vì khách hàng của họ thay đổi quá nhiều thiết kế. Họ cũng không chắc khi nào khách hàng đề nghị khôi phục việc giao hàng.

Mới đây, Mỹ tiếp tục mở rộng lệnh cấm ban hành hồi tháng 5 nhằm cắt đứt liên hệ của Huawei với chuỗi cung ứng Mỹ. Điều này có thể làm chậm tiến độ xây dựng hạ tầng 5G. Rất khó để Huawei mua được chip và linh kiện tiêu chuẩn từ các doanh nghiệp không phải của Mỹ.

Huawei đang dự trữ linh kiện quan trọng, đặc biệt cho bộ phận thiết bị viễn thông, vào năm nay. Tuy nhiên, nguồn tin của Nikkei tiết lộ họ cảm thấy nhu cầu trữ hàng tồn kho của Huawei hiện nay không mạnh bằng nửa đầu năm 2020 ngay cả khi Washington siết chặt các biện pháp cấm vận.

Mưa lớn và lũ lụt tại hàng chục tỉnh thành Trung Quốc trong 2 tháng qua cũng góp phần làm chậm quá trình lắp đặt trạm gốc 5G.

Mạng 5G đã trở thành mặt trận quan trọng trong chiến tranh thương mại Mỹ Trung. 5G đứng sau các công nghệ tương lai như xe tự lái, máy bay không người lái, cửa hàng không nhân viên, tư vấn y tế từ xa. Dù xây dựng hạ tầng 5G là một trong các ưu tiên hàng đầu của Bắc Kinh và đóng vai trò lớn trong “Sáng kiến Hạ tầng mới” lèo lái kinh tế qua đại dịch, các nhà mạng quốc doanh – khách hàng chính của Huawei và ZTE – lại tỏ ra thận trọng khi đầu tư vào 5G.

Phần lớn đơn hàng của Huawei và ZTE năm nay là xây dựng trạm gốc 5G cho China Mobile, China Unicom và China Telecom. China Unicom và China Telecom giảm gánh nặng đầu tư 5G thông qua mô hình “cùng xây dựng, cùng chia sẻ”. Động thái của Huawei và ZTE trùng hợp với lập trường thận trọng của các nhà mạng Trung Quốc về đầu tư vào hạ tầng 5G.

Li Zhengmao, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành China Telecom, cho biết Huawei cung cấp khoảng một nửa thiết bị viễn thông cho công ty trong năm 2020. Nhà mạng đang theo dõi sát sao tình hình của Huawei. Yang Jie, Chủ tịch China Mobile, trước đó thừa nhận vấn đề chip của Huawei chắc chắn tác động tới việc phát triển mạng lưới và 5G, bao gồm cả thiết bị cầm tay.

Chiu Shih Fang, chuyên gia công nghệ kỳ cựu của Viện Nghiên cứu Kinh tế Đài Loan, nhận xét Huawei và ZTE giảm lệ thuộc vào công nghệ Mỹ trong sản phẩm của họ là điều có thể hiểu được. Dù vậy, nó sẽ mất thời gian và ảnh hưởng đến lắp đặt trạm gốc 5G. Theo ông, để chuỗi cung ứng hoạt động liên tục, nhà cung ứng thiết bị viễn thông Trung Quốc phải thực hiện một số điều chỉnh trước rủi ro địa chính trị mang lại. Song, sự chậm trễ chỉ là tạm thời do hạ tầng 5G là tham vọng lớn của Bắc Kinh trong năm nay. Nhà mạng và nhà cung ứng thiết bị phải làm hết sức để đạt được mục tiêu đề ra.

Du Lam (Theo Nikkei)

App Store của Apple tại Trung Quốc có nguy cơ bị đóng cửa

App Store của Apple tại Trung Quốc có nguy cơ bị đóng cửa

Tương lai chợ ứng dụng App Store của Apple tại Trung Quốc trở nên mờ mịt trong vòng xoáy chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.