{keywords}
 

Khối lượng quy định mới đe dọa đảo lộn ngành edtech và làm tiêu tan hàng tỷ USD đầu tư nước ngoài. Các công ty dạy thêm không còn được chấp nhận đầu tư nước ngoài nữa, bao gồm cả vốn từ các tổ chức đăng ký ở nước ngoài của pháp nhân Trung Quốc. Theo Hội đồng Nhà nước, các công ty vi phạm quy định phải chấn chỉnh ngay.

Ngoài ra, các doanh nghiệp đã niêm yết không còn được huy động vốn qua thị trường chứng khoán để đầu tư vào những tổ chức dạy thêm. Hoạt động thâu tóm cũng bị cấm, cũng như việc dạy thêm vào cuối tuần và kỳ nghỉ liên quan đến các môn học trong trường.

Quy định đe dọa xóa sổ tăng trưởng của các công ty edtech như TAL Education Group, New Oriental Education & Technology Group và Gaotu Techedu. Nó cũng khiến thị trường nằm ngoài tầm với của các nhà đầu tư toàn cầu. Edtech nổi lên như một trong các lĩnh vực đầu tư nóng nhất ở Trung Quốc vài năm gần đây, thu hút hàng tỷ USD từ Tiger Global Management, Temasek, SoftBank.

Tất cả các công ty edtech lớn trong nước đều cho biết sẽ tuân thủ quy định mới và ủng hộ quyết định của chính quyền. Mọi cơ sở dạy thêm theo chương trình giảng dạy của nhà trường sẽ được đăng ký là tổ chức phi lợi nhuận và không cấp giấy phép mới.

Theo Bloomberg, quy định mới xuất phát từ phản ứng dữ dội đối với ngành công nghiệp này khi dạy thêm quá mức khiến giới trẻ kiệt sức, tăng thêm gánh nặng cho phụ huynh với nhiều khoản học phí đắt đỏ và làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng xã hội. Một bài báo đăng trên website Bộ Giáo dục khẳng định ngành công nghiệp giảng dạy ngoài nhà trường “phá vỡ bản chất tự nhiên của giáo dục là phúc lợi”.

Các môn học chính như toán học, khoa học và lịch sử là đối tượng của quy định mới, trong khi một số môn khác như nghệ thuật, âm nhạc thì không. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn cấm giảng dạy theo giáo trình nước ngoài, thắt chặt nhập khẩu sách giáo khoa, cấm thuê giáo viên nước ngoài không sống trong nước. Biện pháp có thể gây hậu quả lớn cho các startup như VIPKid chuyên về gia sư nước ngoài. Chính phủ cũng yêu cầu chính quyền địa phương giám sát chặt chẽ việc phê duyệt các công ty cung cấp dịch vụ đào tạo môn học ngoài chương trình.

Các công ty dạy thêm trực tuyến không được nhận trẻ dưới 6 tuổi. Trung Quốc sẽ cải thiện chất lượng giáo dục trực tuyến do nhà nước quản lý và cung cấp miễn phí.

Theo thống kê của Hiệp hội Giáo dục Trung Quốc, trong năm 2016, hơn 75% học sinh từ 6 tới 18 tuổi tại đây tham gia các lớp học thêm ngoài giờ. 

Quy định mới của ngành giáo dục Trung Quốc:

- Các công ty và tổ chức giảng dạy giáo trình nhà trường phải trở thành công ty phi lợi nhuận.

- Các công ty này không được IPO hay nhận đầu tư nước ngoài

- Các công ty niêm yết bị cấm phát hành cổ phiếu hay huy động tiền trên thị trường vốn để đầu tư vào cơ sở dạy thêm hay mua tài sản của họ bằng chứng khoán hoặc tiền mặt.

- Doanh nghiệp nước ngoài bị cấm mua lại, giữ cổ phần trong các tổ chức giảng dạy giáo trình nhà trường. Những tổ chức nào đang vi phạm phải chấn chỉnh ngay.

- Tất cả hoạt động dạy thêm theo giáo trình trong kỳ nghỉ phải chấm dứt.

- Cấm nhận trẻ dưới 6 tuổi với chương trình giảng dạy giáo trình nhà trường và dạy thêm online.

- Các tổ chức không được dạy theo giáo trình nước ngoài hoặc thuê giáo viên nước ngoài không sống tại Trung Quốc.

Du Lam (Theo Bloomberg, Reuters)

 

Trung Quốc cấm Tencent độc quyền sở hữu nhạc

Trung Quốc cấm Tencent độc quyền sở hữu nhạc

Nhà chức trách Trung Quốc yêu cầu Tencent từ bỏ độc quyền sở hữu nhạc và phạt công ty vì hành vi phản cạnh tranh.