{keywords}
Văn hóa 996 phổ biến tại nhiều doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc. (Ảnh: Getty Images)

Tòa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc viết trong tuyên bố: “Gần đây, làm ngoài giờ quá mức trong một số ngành nghề nhận được sự quan tâm rộng rãi”. Người lao động xứng đáng có quyền “được nghỉ ngơi và nghỉ dưỡng”, “tuân thủ hệ thống giờ làm việc quốc gia là nghĩa vụ pháp lý của nhà tuyển dụng”.

Văn hóa 996 chính là mô tả môi trường làm việc từ 9 giờ sáng tới 9 giờ tối, 6 ngày mỗi tuần, phổ biến trong các hãng công nghệ lớn, startup và doanh nghiệp tư nhân.

Tòa án dẫn ví dụ về một số công ty trong các ngành vi phạm luật lao động, trong đó có một hãng chuyển phát yêu cầu nhân viên làm việc theo văn hóa 996. Yêu cầu nhân viên làm việc nhiều giờ như vậy “vi phạm nghiêm trọng luật về số giờ làm thêm và nên bị xem là không hợp lệ”.

Thực tế, làn sóng phản đối 996 tại Trung Quốc không phải diễn ra mới đây. Chẳng hạn, đồng sáng lập Alibaba Jack Ma hai năm trước bị chỉ trích gay gắt vì gọi văn hóa 996 là “phước lành”. Luật lao động Trung Quốc cũng cấm nhân viên làm việc quá sức như vậy.

Tuyên bố của Tòa án Nhân dân Tối cao được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh đang trấn áp hàng loạt doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc, triển khai các quy định và án phạt mới nhằm kiềm chế sức ảnh hưởng của các công ty quyền lực. Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và các lãnh đạo hàng đầu khác cho rằng đây là điều cần thiết để xử lý các nguy cơ an ninh dữ liệu và bất bình đẳng trong giáo dục, ngăn chặn bất ổn xã hội.

“Nỗ lực làm việc không có gì sai trái, song không thể là tấm khiên để nhà tuyển dụng dùng để trốn tránh trách nhiệm pháp lý”, tòa khẳng định.

Du Lam (Theo CNN)

Văn hóa 996 khắc nghiệt phía sau các hãng công nghệ Trung Quốc

Văn hóa 996 khắc nghiệt phía sau các hãng công nghệ Trung Quốc

Các hãng công nghệ Trung Quốc nổi tiếng với văn hóa làm việc 996 khắc nghiệt. Bất chấp nhiều phản đối, văn hóa 996 dường như không thể thay đổi.