DeFi cho phép ngân hàng cung cấp các dải dịch vụ nhanh và hiệu quả, nhưng sau cùng, các tổ chức này phải tập trung vào sức mạnh cốt lõi, truyền thống.

Cuộc chiến của viễn thông và OTT

Năm 1983, Bell System là hãng viễn thông độc quyền tại Mỹ. Công ty cung cấp các loại dịch vụ từ thoại, dữ liệu, trang thiết bị mạng. Về cơ bản, rất ít công ty có đủ tiềm lực, uy tín và lịch sử lâu đời như Bell System vào thời điểm ấy. Tuy nhiên, ngày 1/1/1984, thế độc quyền chấm dứt. Bell System bị chia nhỏ thành các phần khác nhau, khởi đầu một trong các cuộc tái cấu trúc lớn nhất trong lịch sử ngành viễn thông.

{keywords}
 

Ban đầu, chỉ có vài bộ phận chịu sức ép cạnh tranh đáng kể, chủ yếu là bộ phận kinh doanh điện thoại đường dài. Song, theo thời gian, những công nghệ mới như điện thoại không dây và VoIP (âm thanh truyền qua giao thức Internet) xuất hiện, làm đảo lộn toàn bộ.

Cũng như viễn thông, ngành tài chính đang chuyển mình. Các dịch vụ công nghệ tài chính (fintech), blockchain, tiền mã hóa (crypto) đều đang “tấn công” các dịch vụ tiền gửi, cho vay, thanh toán và chứng khoán truyền thống.

Các nhà khai thác mạng viễn thông đối phó với sự gia tăng cạnh tranh trong ngành bằng hai chiến lược chính. Đầu tiên là tái hợp nhất ngành thông qua sáp nhập và mua lại (M&A). Từ 10 nhà khai thác điện thoại đường dài và khu vực năm 1984 đã giảm xuống còn 4 thông qua M&A.

Chiến lược thứ hai là tích hợp theo chiều dọc với ngành truyền thông và giải trí. Khi cạnh tranh ngày một căng thẳng, nỗi sợ hãi lớn nhất mà nhiều nhà lãnh đạo trong ngành mắc phải là họ sẽ trở thành “những đường dẫn ngu ngốc”, tức là không quan tâm đến nội dung hay dịch vụ. Các startup và doanh nghiệp OTT phụ thuộc vào mạng dữ liệu để cung cấp nội dung và dịch vụ của họ, nhưng các công ty viễn thông không kiếm được lợi nhuận từ điều đó.

Cuộc chiến giữa các nhà mạng và các công ty OTT trở nên căng thẳng đến mức các hãng viễn thông từ chối bán điện thoại thông minh đời đầu tích hợp Wi-Fi và cố gắng chặn các dịch vụ bản đồ, chỉ đường của bên thứ ba để họ có thể bán điện thoại của mình với mức phí hàng tháng. Nỗ lực trở nên vô ích khi các nhà mạng mới tích cực cung cấp điện thoại có Wi-Fi và gói dữ liệu không giới hạn.

Quan trọng hơn, theo thời gian, nhiều nhà khai thác mạng viễn thông đã phát hiện ra điều quan trọng đối với chiến lược của họ: đơn giản là họ không giỏi phát triển và duy trì các ứng dụng hoặc các dịch vụ truyền thông, giải trí. Họ cũng nhận ra rào cản mạnh mẽ nếu đối thủ muốn có một cơ sở hạ tầng rộng lớn như của họ.

Việc hiểu rõ các quy tắc phân vùng của San Francisco và có thể lắp đặt tháp di động mới là thứ giúp hạn chế cạnh tranh. Nếu như tạo và phát hành ứng dụng tiêu tốn hàng triệu USD, tạo và vận hành các mạng di động lại tiêu tốn hàng tỷ. Kết quả là sau những vụ mua bán và sáp nhập trị giá hàng trăm tỷ USD, cùng những khoản cắt giảm và thoái vốn lớn không kém, hầu hết các nhà mạng đều quay trở lại với việc điều hành các mạng viễn thông.

Một mô hình tương đồng?

Mô hình tương tự có thể sắp xảy ra trong giới tài chính và ngân hàng. Tài chính phi tập trung trông rất giống một tập hợp các ứng dụng OTT. Cũng giống như các ứng dụng và nội dung trên điện thoại thông minh, các dịch vụ DeFi có thể được tung ra thị trường một cách nhanh chóng với chi phí thấp. Chúng không bị gánh nặng của chi phí thích nghi hay hệ thống công nghệ kiểu cũ. Nhờ vậy, dịch vụ DeFi thường tốt hơn, nhanh hơn và rẻ hơn các tùy chọn ngân hàng có sẵn.

Và, cũng giống như các dịch vụ OTT, có một điểm cần lưu ý: Bạn không thể sử dụng ứng dụng mà không có điện thoại và bạn không thể sử dụng DeFi nếu không có ngân hàng hoặc tài khoản giao dịch tập trung. Mọi người dùng phải được chuyển đổi tiền pháp định của họ thành mã thông báo (token) và ngược lại. Việc duy trì và vận hành cũng phức tạp hơn nhiều vì đây là các thực thể tập trung chịu sự kiểm soát và tuân thủ quy định. Giữ cho các hồ sơ và quy trình đó được cập nhật và tích hợp với phần còn lại của hệ thống tài chính rất tốn kém và phức tạp.

Trong những năm tới, các ngân hàng trên thế giới sẽ phải đối mặt với hàng loạt tình huống cạnh tranh tương tự như các nhà mạng viễn thông đã gặp trong 30 năm qua. Một mặt, họ có thể kiếm được thị phần mới đáng kể bằng cách cung cấp cho khách hàng quyền truy cập vào hệ sinh thái tiền điện tử và DeFi, nhưng có thể gần như không sinh lời như trước. Thay vì nhận các khoản vay và dịch vụ tài chính nội bộ, khách hàng mới sẽ có thể so sánh dịch vụ trên toàn bộ hệ sinh thái DeFi.

Một số ngân hàng cũng sẽ cố gắng tung ra các dịch vụ DeFi cạnh tranh của riêng họ. Từ stablecoin đến cho vay có bảo đảm, các ngân hàng sẽ cần xác định nơi họ có lợi thế cạnh tranh đáng kể. Một đợt chào bán thuần túy dựa trên thuật toán có thể không dễ bán và thành công, giống như việc nhà mạng muốn đứng một cách độc lập mà không cần tới nhà cung cấp nội dung.

Chuyên gia quản trị Peter Drucker từng có một câu nói nổi tiếng: “Văn hóa ‘ăn đứt’ chiến lược” (Culture eats strategy for breakfast). Một nền văn hóa bảo thủ, tập trung vào quy định sẽ thấy khó tiếp nhận hệ sinh thái DeFi, trong khi các ngân hàng có tầm nhìn nhất sẽ quyết định đầu tư hơn nữa vào các điểm mạnh trong văn hóa và kinh doanh của mình để phù hợp với các dịch vụ mới, thay vì trở thành một thứ gì đó hoàn toàn khác biệt. 

Điều này trùng hợp với báo cáo của ngân hàng ING (Hà Lan) năm 2021. Báo cáo phân tích rủi ro và cơ hội của thị trường DeFi, sau đó đi đến kết luận: Nếu tài chính tập trung và phi tập trung hợp tác sẽ vẹn cả đôi đường. Giám đốc blokchain của ING chỉ ra, “DeFi sẽ tạo sự đột phá cho lĩnh vực tài chính hơn cả Bitcoin”. 

Du Lam

Vì sao đài truyền hình địa phương vẫn mua kênh truyền dẫn phát sóng qua đại lý?

Vì sao đài truyền hình địa phương vẫn mua kênh truyền dẫn phát sóng qua đại lý?

Đài truyền hình địa phương vẫn chọn mua qua kênh truyền dẫn phát sóng qua đại lý, dù biết rằng mua kênh trực tiếp của doanh nghiệp có hạ tầng như VTV, AVG, VTC được giá tốt và hỗ trợ nhanh hơn.