{keywords}
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy tại sự kiện Tech Awards 2020. (Ảnh: Hải Đăng)

Những thứ AI làm được hiện nay bao gồm hoạt động tư vấn mua sắm trên các trang thương mại điện tử. Hoặc được ứng dụng trong việc làm đẹp hình ảnh chụp từ smartphone, làm thay công việc trang điểm cho người được chụp. Hoặc phát triển trợ lý ảo trên nhiều thiết bị… Ở mức cao hơn, AI đang được nghiên cứu ứng dụng vào nhà máy, rô bốt, giao thông, y tế và nhiều lĩnh vực khác.

Vai trò của AI hiện nay không đơn giản chỉ thay thế nhiều việc do con người thực hiện, mà đã tiến tới mức làm được những việc sức người không làm được. Điều này nhờ vào các loại siêu máy tính, thiết bị IoT… kết hợp với nhau để đưa giải pháp.

Để AI hay công nghệ nói chung thực hiện được những việc lớn lao như vậy cần có sự hợp lực của nhiều thành phần, gồm doanh nghiệp, chính phủ, người dân. Cần có sự thay đổi nhận thức trong ứng dụng công nghệ nói chung và AI nói riêng.

Tại Việt Nam, muốn triển khai thành công AI trong các lĩnh vực, có 3 yếu tố chính: tạo ra nhu cầu sử dụng, kết hợp với dữ liệu và giải pháp.

Cụ thể, phải tạo được ứng dụng đáp ứng nhu cầu sử dụng của thị trường. Bên cạnh đó, người đứng đầu phải nhận thấy nhu cầu đó, để sẵn sàng đầu tư tài chính, công sức, xây dựng dữ liệu, tạo động lực phát triển.

Kế tiếp, phải có dữ liệu để phân tích và sử dụng cho từng ứng dụng cụ thể. Ở một số doanh nghiệp hay ngành nghề, dù ý chí người đứng đầu rất rõ ràng, nhưng lại không đủ cơ sở dữ liệu thực hiện mục tiêu ứng dụng công nghệ.

Sau khi có nhu cầu và dữ liệu, cần có giải pháp kỹ thuật trong lĩnh vực đó. Giải pháp tốt sẽ giúp hiện thực hoá các ứng dụng, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Hiện nay các giải pháp như nhận dạng giọng nói người, nhận diện hình ảnh và gương mặt bắt đầu phổ biến. Tuy nhiên những nhu cầu lớn hơn như giám sát giao thông, giám sát đường biên giới, phân tích số liệu chứng khoán theo thời gian thực… cần những giải pháp đòi hỏi nhiều thứ hơn để thực hiện.

Muốn vậy, cần có sự thay đổi nhận thức và quyết tâm của doanh nghiệp, chính phủ, và người dân. Ngoài ra, cần hình thành cộng đồng doanh nghiệp lớn để tạo ra giải pháp.

“Việt Nam có lợi thế về dân số, thị trường, và nhiều vấn đề chưa được giải quyết. Đây là bàn đạp để các doanh nghiệp có thể đi từ thị trường trong nước vươn ra toàn cầu”, Thứ trưởng Bùi Thế Duy phát biểu.

Cuối cùng là khuyến khích hình thành văn hoá xây dựng, tích luỹ, bảo vệ dữ liệu – nguồn tài nguyên của tương lai.

Đây là những nội dung đáng chú ý trong phần trình bày tại giải thưởng Tech Awards 2020 do Báo VnExpress tổ chức sáng 8/1 của Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy.

Hải Đăng

Trí tuệ nhân tạo giúp giảm chi phí, nâng cao trải nghiệm người dùng

Trí tuệ nhân tạo giúp giảm chi phí, nâng cao trải nghiệm người dùng

Khởi nguồn từ các thiết bị di động, trí tuệ nhân tạo đang dần được ứng dụng trong một số lĩnh vực tại Việt Nam, giúp giảm chi phí và gia tăng trải nghiệm người dùng.