{keywords}

Bà Jessy Cavazos, Giám đốc giải pháp 5G công nghiệp của Keysight Technologies.

Các mạng không gian NTN ngày càng được chú ý nhiều hơn

Trong nghiên cứu đánh giá tổng quan về mạng không gian (NTN - non-terrestrial networks) của 5G, bà Jessy Cavazos, Giám đốc giải pháp 5G công nghiệp của Keysight Technologies cho biết, các mạng không gian NTN ngày được chú ý nhiều hơn.

Là một phần trong Phiên bản 17 - Tiêu chuẩn 5G của Tổ chức tiêu chuẩn 3GPP, NTN sẽ mở rộng vùng phủ của các mạng di động thông qua kết nối vệ tinh. Với NTN, lần đầu tiên các mạng di động sẽ được mở rộng thông qua vệ tinh. Điều này có ý nghĩa  đột phá rất lớn.

Công nghệ 5G sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng vô cùng mạnh mẽ của ngành công nghiệp vệ tinh. Một nghiên cứu mới của Northern Sky Research (NSR) cho thấy gần 10 triệu khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ sẽ giúp đem lại thêm 32,5 tỷ USD doanh thu vào năm 2029.

Lý giải “Vì sao các kết nối vệ tinh lại được đưa vào tiêu chuẩn vô tuyến mới 5G New Radio (5G NR)?”, bà Jessy Cavazos phân tích, có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính có liên quan đến cơ sở hạ tầng mạng. NTN cho phép cung cấp dịch vụ tới những khu vực thiếu hạ tầng mạng hoặc hạ tầng mạng không hoạt động như trong trường hợp xảy ra thiên tai.

{keywords}

5G NTN cho phép tiếp cận các nền tảng ở vùng hẻo lánh hoặc phương tiện di chuyển

Các kết nối vệ tinh có thể phủ sóng cho các phương tiện di chuyển hoặc các hệ thống ở vùng hẻo lánh như máy bay, tàu thủy, giàn khoan dầu và xe lửa, đồng thời hỗ trợ giao tiếp giữa máy móc với máy móc (M2M) cho Internet vạn vật (IoT). Các nhà khai thác di động cũng có thể sử dụng các liên kết vệ tinh để phủ sóng vùng biên mạng.

Một trong những lợi ích chính của 5G NTN là đa kết nối. Khách hàng kết nối thông qua các liên kết mặt đất và vệ tinh, các liên kết mặt đất xử lý lưu lượng có độ trễ thấp và các liên kết vệ tinh truyền lưu lượng có độ trễ cao.

Giải pháp nào khắc phục hạn chế của mạng 5G NTN?

Theo chuyên gia Keysight, dù mang tính đột phá, nhưng mạng 5G NTN vẫn còn một số vấn đề. Độ trễ là hạn chế chính vì mạng 5G có yêu cầu về độ trễ nghiêm ngặt hơn nhiều so với mạng 4G LTE. Mặc dù khi thông tin vệ tinh (SATCOM) chỉ nhằm mục đích hỗ trợ các mạng mặt đất cho các ứng dụng cụ thể, nhưng độ trễ vẫn là một yếu tố chính cần cân nhắc đối với các hệ thống SATCOM hiện đại.

Ngoài ra, sai lỗi trong hệ thống thông tin vệ tinh SATCOM đang vận hành có thể gây tốn kém cho các nhà cung cấp giải pháp. Việc giải quyết một lỗi trong hệ thống đang vận hành sẽ tốn kém hơn nhiều so với việc sửa lỗi đó trong giai đoạn đặc tả yêu cầu hệ thống.

Các nghiên cứu như “Mức gia tăng chi phí sửa lỗi trong vòng đời dự án của NASA” chỉ ra rằng việc giải quyết vấn đề trong một hệ thống đang vận hành đắt hơn khoảng 1.000 lần so với sửa lỗi trong giai đoạn đặc tả yêu cầu và gấp 25 lần so với giai đoạn nghiên cứu và phát triển (R&D).

Bà Jessy Cavazos cũng cho hay, trước đây việc xây dựng mô hình kết nối vệ tinh thường được thực hiện cho các kết nối đơn hướng, tuần tự một lần một kết nối. Tuy nhiên, các hệ thống vệ tinh hiện đại sử dụng cả kết nối mặt đất và vệ tinh, tại một thời điểm sẽ có nhiều kết nối giữa các thiết bị đang được đo kiểm, thêm vào đó là tín hiệu báo hiệu giữa các thiết bị và mạng cũng thay đổi theo thời gian.

Sử dụng các mô hình môi trường thực tế để đo kiểm các hệ thống SATCOM chắc chắn rất khó khăn, nhưng đó là điều quan trọng cần thực hiện để đảm bảo hiệu năng và tránh phát sinh chi phí không mong muốn sau này. Mô phỏng khoảng cách của kết nối theo cách truyền thống làm tăng độ trễ tín hiệu vì tạo ra thêm độ trễ đệm (buffering delay). Nhưng mô phỏng chuyển động thực tế của vệ tinh đòi hỏi tạo ra độ trễ trượt (sliding delay).

Các hệ thống thông tin vệ tinh SATCOM hiện đại sử dụng mạng lưới bao gồm nhiều vệ tinh, mỗi vệ tinh được trang bị nhiều bộ phát đáp. Các hệ thống này phức tạp hơn nhiều so với các hệ thống vệ tinh chỉ có một kết nối, do đó việc đo kiểm các vệ tinh này khó khăn hơn. Tuy nhiên vẫn có giải pháp để giải quyết những vấn đề này.

{keywords}

Bộ mô phỏng kênh PROPSIM của Keysight có thể mô phỏng các thiết bị trên mạng lưới và các phân hệ liên kết.

Một bộ giả lập kênh có thể mô phỏng toàn bộ các thiết bị trên mạng lưới cho phép so sánh các biến thể phần cứng và phiên bản phần mềm trong quá trình phát triển. Bộ giả lập cũng có thể giúp so sánh thiết bị từ các nhà cung cấp khác nhau một cách khách quan khi tích hợp các giải pháp đầy đủ trong quá trình phát triển.

Để có thêm thông tin về chủ đề này, độc giả có thể xem webinar “Mạng 5G không gian – Tổng quan & Chuyên sâu về mô phỏng đường truyền vệ tinh” được cung cấp theo yêu cầu trên trang web của hãng Keysight về Đánh giá hiệu năng thực của 5G.

Thanh Hà