Theo báo cáo Kinh tế di động Mỹ Latinh 2020, GSMA Intelligence dự báo 5G sẽ chiếm gần 10% tổng số kết nối trên toàn khu vực trong vòng 4 năm tới, trong khi công nghệ 4G sẽ chiếm 67% tổng số kết nối. 

{keywords}
Châu Mỹ Latinh đạt 62 triệu kết nối 5G vào năm 2025

GSMA Intelligence cũng ghi nhận xu hướng triển khai mạng dùng riêng ngày càng tăng của doanh nghiệp trong các lĩnh vực bao gồm sản xuất, khai thác và tiện ích và dự báo rằng kết nối IoT sẽ đạt 1,2 tỷ vào năm 2025. 

Báo cáo của GSMA Intelligence cho biết: “Ở Mỹ Latinh đã có 2 quốc gia là Brazil và Uruguay triển khai dịch vụ 5G, bên cạnh đó ít nhất 8 nước khác đang tiến hành thử nghiệm 5G. Chúng tôi hy vọng công nghệ này sẽ lan rộng ra những quốc gia còn lại của khu vực trong suốt thập kỷ tới, nhưng điều quan trọng là các nhà hoạch định chính sách phải bắt đầu lập kế hoạch ngay từ bây giờ”.

GSMA Intelligence nhấn mạnh tầm quan trọng của các cuộc đấu giá phổ tần 5G đầu tiên ở Mỹ Latinh, chỉ ra “khả năng tiếp cận kịp thời với số lượng và loại phổ tần phù hợp, với mức giá không làm nản lòng các nhà đầu tư” là yếu tố then chốt để thành công.

“Các cơ quan quản lý nên đặt mục tiêu cung cấp phổ tần liền kề với băng thông từ 80 MHz đến 100 MHz cho mỗi nhà khai thác ở các băng tần trung dành cho 5G và băng thông khoảng 1 GHz cho mỗi nhà mạng ở các băng tần cao. Các băng tần thấp hơn cũng là chìa khóa để tạo tiền đề cho dịch vụ 5G được tiếp cận nhiều người hơn, do khả năng phủ sóng lớn hơn của băng tần này”, GSMA Intelligence giải thích.

Các cuộc đấu giá phổ tần trong băng tần 3,5 GHz và 26 GHz ở Brazil dự kiến sẽ diễn ra vào nửa đầu năm 2021, trong khi các cơ quan quản lý ở Chile, Colombia và Cộng hòa Dominica đã công bố ý tưởng ấn định phổ tần cho 5G vào năm tới.

Báo cáo của GSMA Intelligence cho thấy sự đầu tư ngày càng tăng vào mạng 5G của các nhà mạng ở khu vực Mỹ Latinh, với tổng số vốn đầu tư vào 5G trong khu vực sẽ đạt 84% vào năm 2025, so với 26% trong năm nay và 61% vào năm 2022.

Đến năm 2025, Brazil dự kiến là quốc gia có mức thâm nhập 5G cao nhất vì công nghệ này sẽ chiếm 18% tổng số thuê bao di động của cả nước, tiếp theo là Mexico với 12%, Chile với 8%, Argentina với 7% và Peru với 6%.

Nhà khai thác di động Claro của Brazil, thuộc sở hữu của tập đoàn viễn thông Mexico America Movil đã ra mắt dịch vụ 5G tại các khu vực hạn chế ở Sao Paulo và Rio de Janeiro vào ngày 14/7 năm nay bằng cách sử dụng kết hợp phổ tần trong các băng tần 700 MHz, 1800 MHz và 2,5 GHz. Trong khi đó, một nhà khai thác di động khác của Brazil là TIM Brasil cũng công bố thử nghiệm 5G tại một số thành phố của Brazil.

Một nghiên cứu gần đây của Nokia và Omdia cho biết, Brazil sẽ chứng kiến mức tăng tổng cộng lớn nhất với 1,216 nghìn tỷ USD nhờ tác động kinh tế của 5G và sự gia tăng năng suất là 3,08 nghìn tỷ USD.

Phan Văn Hòa (Theo rcrwireless)

Thử thách tư duy đi cùng thế giới trong cuộc đua 5G

Thử thách tư duy đi cùng thế giới trong cuộc đua 5G

3 nhà mạng lớn bắt đầu triển khai 5G để đưa Việt Nam vào những quốc gia có 5G thương mại sớm nhất thế giới. Như vậy, viễn thông đã tiếp nối bài học về đi thẳng lên hiện đại, đi ngang thế giới và làm chủ công nghệ.