{keywords}
 

Gói cứu trợ mới nhất của Quốc hội Mỹ cung cấp 7 tỷ USD tài trợ cho hạ tầng và kết nối băng rộng. Trong đó, bao gồm 3,2 tỷ USD cho khoản trợ cấp băng rộng trị giá 50 USD/tháng cho những người bị mất việc làm hay đuổi việc trong đại dịch. Theo Thượng nghị sỹ Ron Wyden, kết nối băng rộng cần thiết để người Mỹ tìm kiếm việc làm mới, học tập, chăm sóc y tế từ xa và sử dụng dịch vụ công. Bảo đảm các gia đình được lên mạng sẽ mang lại lợi ích lớn cho giáo dục trẻ em, giúp mọi người tìm việc làm và khởi động cho cuộc phục hồi kinh tế vào năm sau.

Theo Axios, gói cứu trợ 900 tỷ USD còn gồm gói 1,9 tỷ USD để loại bỏ thiết bị Huawei và ZTE khỏi các mạng viễn thông Mỹ. Vào tháng 6, Ủy ban Truyền thông liên bang Mỹ (FCC) chính thức tuyên bố ZTE và Huawei là nguy cơ an ninh quốc gia. FCC cấm các công ty mua thiết bị từ hai hãng này bằng tiền chính phủ. Đầu tháng này, FCC tiếp tục yêu cầu nhà mạng tháo dỡ và thay thế bất kỳ thiết bị Huawei, ZTE nào đang được triển khai.

Gói cũng dành 250 triệu USD tài trợ cho y tế từ xa, 65 triệu USD cho nâng cấp lập bản đồ băng rộng. Bản đồ băng rộng của Mỹ là mục tiêu chỉ trích nhiều năm nay. Phương pháp hiện tại của FCC tính mỗi mã ZIP là một thuê bao băng rộng ngay cả khi chỉ có một hộ gia đình trong khu vực nối mạng.

Du Lam (Theo The Verge)

5G của nước nào nhanh nhất thế giới?

5G của nước nào nhanh nhất thế giới?

Theo báo cáo mới của SpeedTest, 5G trên thế giới năm 2020 đã có bước tiến rõ rệt so với một năm trước đó cả về tốc độ lẫn phạm vi phủ sóng.