{keywords}
 

Cuộc đấu giá băng tần 5G tháng trước của Ủy ban Truyền thông liên bang Mỹ (FCC) thu về 81 tỷ USD. Tần số là hạ tầng cần thiết để xây dựng mạng 5G thế hệ mới. Nó được ví như huyết mạch của mạng 5G. Theo nhà phân tích Craig Moffett, một phần khiến 5G chưa được như kỳ vọng của mọi người là không có phổ tần phù hợp.

Muốn đáp ứng lưu lượng traffic lớn mà mạng 5G phải truyền tải, các nhà mạng cần mở “cao tốc” cho dữ liệu. Phổ tần giống với bất động sản mà chính phủ cấp cho nhà mạng qua đấu giá để xây cao tốc. Đất đai càng nhiều, họ càng mở được nhiều làn để 5G nhanh hơn và truy cập dễ hơn.

Tuần trước, Verizon, T-Mobile và AT&T đã tổ chức sự kiện nhằm cập nhật kết quả đấu giá cho nhà đầu tư và nhà phân tích, cũng như giới thiệu kế hoạch mở rộng mạng lưới. CEO kiêm Chủ tịch Verizon Hans Vestberg khẳng định “đây là ngày tuyệt vời với Verizon, có thể nói là một trong những ngày trọng đại nhất trong lịch sử 20 năm” của công ty.

Cuộc đấu giá giúp các hãng viễn thông, đặc biệt là AT&T và Verizon, lấp đầy khoảng trống trọng điểm trong mạng 5G. Có ba loại băng tần được dùng để xây mạng 5G, bao gồm băng tần cao, băng tần trung và băng tần thấp. Băng tần cao (mmWave) cung cấp tốc độ siêu nhanh nhưng hạn chế về địa lý. Vì vậy, nhà mạng thường khai thác mạng băng tần cao tại khu vực đông người như thành phố, sân bay. Băng tần thấp có phạm vi phủ sóng lớn hơn, hiệu quả khi triển khai trên toàn quốc song tốc độ chỉ nhanh hơn một chút so với 4G LTE. Cuối cùng, băng tần trung chính là loại cân bằng giữa tốc độ và phủ sóng nhưng cũng là tài sản mà nhà mạng Mỹ thiếu nhất. Băng tần trung được mang đấu giá tháng trước và không hề rẻ.

Verizon đã chi 52,9 tỷ USD để tăng gấp đôi lượng băng tần trung đang có. Công ty dự định dành thêm 10 tỷ USD trong 3 năm tới nhằm đưa băng tần mới vào sử dụng. AT&T bỏ 27,4 tỷ USD cho băng tần trung và dự kiến chi từ 6 tới 8 tỷ USD từ năm 2022 tới 2024 để triển khai. T-Mobile vốn đã có lượng băng tần trung đáng kể nhờ mua lại Sprint năm 2020. Do đó, họ chỉ cần 9,3 tỷ USD để mua thêm.

Theo các chuyên gia, T-Mobile đi trước đối thủ nhờ nắm giữ và vận hành băng tần trung sẵn có, còn Verizon và AT&T không thể bắt đầu công việc với những gì vừa mua được trước cuối năm nay.

T-Mobile mong muốn cung cấp 5G tốc độ cao cho 200 triệu người trước khi năm 2021 kết thúc. Verizon đặt mục tiêu phủ sóng hơn 175 triệu người từ năm 2022 tới 2023, nâng tổng số lên 250 triệu người vào năm 2024. AT&T dự báo phủ sóng khoảng 100 triệu người vào giữa năm 2023.

Chủ tịch kiêm CEO T-Mobile Mike Sievert khẳng định muốn trở thành người dẫn đầu trong kỳ nguyên 5G. Song hai đối thủ Verizon và AT&T đều sở hữu hạ tầng cáp quang giúp họ cạnh tranh với danh mục băng tần mạnh mẽ của T-Mobile. Chẳng hạn, chiến lược của AT&T kết hợp giữa cáp quang đến hộ gia đình, bệnh viện, doanh nghiệp nhỏ. Họ cân bằng giữa đầu tư vào băng tần và cáp quang.

Để tạo ra doanh thu từ 5G, nhà mạng có nhiều việc phải làm. Thu hút khách hàng của nhà mạng khác bằng mạng 5G tốc độ cao là một cách để tăng doanh số, tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng: tạo ra dịch vụ gia tăng trên nền công nghệ mới, đặc biệt là cho doanh nghiệp, mới đem lại kết quả tốt nhất cho đầu tư vào 5G của các hãng.

Đấu giá băng tần trung tăng tốc độ phát triển một số mô hình kinh doanh và dịch vụ mới, theo Tami Erwin, Phó Chủ tịch điều hành Verizon Business. Ông chia sẻ băng tần trung vừa có được thực sự quyền lực, cho phép họ mở khóa các lĩnh vực sử dụng mới như xe tự lái.

AT&T và Verizon đều đang sốt sắng tiếp thị các dịch vụ 5G doanh nghiệp, chẳng hạn công nghệ tạo ra nhà máy thông minh. Nửa tháng trước, T-Mobile cũng giới thiệu những sản phẩm mới nhằm lôi kéo thêm nhiều khách hàng doanh nghiệp.

Du Lam (Theo CNN)

Mỹ làm rõ lệnh cấm 5G với Huawei

Mỹ làm rõ lệnh cấm 5G với Huawei

Theo nguồn tin của Bloomberg, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thông báo cho một số nhà cung ứng của Huawei về điều kiện cấp giấy phép xuất khẩu 5G.