Một nhân viên trong Công viên 5G tại trụ sở Huawei Technologies Co.Thâm Quyến, Trung Quốc. (Nguồn: Bloomberg)
Một nhân viên trong Công viên 5G tại trụ sở Huawei Technologies Co. ở Thâm Quyến, Trung Quốc. (Nguồn: Bloomberg)

Vừa qua, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh trực tiếp với người đồng cấp Nhật Bản Kishida Fumio và cuộc gặp thượng đỉnh trực tuyến với người đồng cấp Australia Scott Morrison.

Trong nhiều vấn đề được đưa ra thảo luận, cả hai cuộc gặp tập trung vào mối quan tâm chung là khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Cùng với Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia đều là thành viên của nhóm Bộ tứ (Quad), trong đó hợp tác công nghệ là then chốt trong việc gắn kết các quốc gia. Khi thảo luận về khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, vai trò của Trung Quốc vẫn là yếu tố tiên quyết để các nước này xây dựng các chính sách đa phương.

Sáng kiến ​​Vành đai và con đường (BRI) của chính phủ Trung Quốc đã cho phép các công ty công nghệ nội địa mở rộng phạm vi ảnh hưởng ra toàn cầu. Đây cũng chính là một chiến lược để Bắc Kinh nâng cao quan hệ ngoại giao quốc tế, đặc biệt tại Trung Á và nhiều khu vực ở châu Phi - những thị trường lớn mà công nghệ Trung Quốc đang chiếm ưu thế.

Ấn Độ, Nhật Bản và Australia sở hữu nhiều lợi thế chuyên môn cũng như tiềm lực về công nghệ. Việc tạo lập liên minh chặt chẽ giữa ba quốc gia và tách chuỗi cung ứng của các ngành công nghệ hàng đầu như bán dẫn, viễn thông, trí tuệ nhân tạo (AI) hay lượng tử khỏi Trung Quốc là những bước đi cần thiết để cạnh tranh ảnh hưởng ở khu vực Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á.

Dẫn đầu cách mạng AI và IoT

Nhật Bản được coi là cường quốc công nghệ với những đóng góp to lớn về trí tuệ nhân tạo (AI), robot và Internet kết nối vạn vật (IoT). Với việc chính thức ban hành Chiến lược Công nghệ trí tuệ nhân tạo, chính phủ Nhật Bản nhấn mạnh sự cần thiết phải đổi mới AI để nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như chiếm ưu thế trong địa chính trị.

Chính phủ Ấn Độ xác định Nhật Bản là một trong những đối tác quan trọng để phát triển các giải pháp AI trong tương lai. Hai bên đã ký Biên bản ghi nhớ về thúc đẩy hợp tác AI giữa hai nước.

Đồng thời, Australia đang thúc đẩy vai trò tích cực của Bộ Ngoại giao nước này trong việc xây dựng và thiết lập các tiêu chuẩn kỹ thuật trong công nghệ AI và IoT.

Kết hợp sức mạnh AI và IoT của Nhật Bản, sự hợp tác với Ấn Độ và trọng tâm phát triển các tiêu chuẩn công nghệ của Australia, cả ba quốc gia có thể cùng nhau dẫn đầu trong việc phát triển mô hình quản trị AI và IoT trong tương lai.

Phá vỡ thế độc quyền của Huawei ở châu Á

Trong kỷ nguyên mới, “gã khổng lồ” viễn thông Trung Quốc Huawei đã trỗi dậy thành công cùng hàng loạt bằng sáng chế và tiêu chuẩn công nghệ 5G tiên tiến nhất.

Với lợi thế về giá thành, khả năng tiếp cận và công nghệ 5G vượt trội, Trung Quốc đã xây dựng nhiều mạng lưới viễn thông ở khu vực Trung Á và châu Phi, tạo lập được ảnh hưởng vững chắc lên các quốc gia Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương này.

Về phía Ấn Độ, sau khi được Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) bảo đảm phê duyệt công nghệ 5G tự phát triển trong nước, 5Gi, Ấn Độ đã chính thức đặt chân vào “võ đài” viễn thông.

“Ông lớn” viễn thông Rakuten của Nhật Bản cũng đang hợp tác cùng Ấn Độ trong quá trình xây dựng mạng 5G hiện có của mình dựa trên các thông số kỹ thuật của Liên minh vô tuyến O-RAN.

Hai nước đã bắt đầu các kế hoạch phát triển công nghệ lượng tử riêng với sự hỗ trợ của Australia, một quốc gia vốn rất giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Một liên minh Nhật Bản-Ấn Độ-Australia tạo ra các giải pháp thay thế nhằm giảm sự phụ thuộc vào công nghệ của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Tại sao không?

(Theo baoquocte)

Bà Mạnh Vãn Chu tái xuất và công bố kết quả tài chính của Huawei

Bà Mạnh Vãn Chu tái xuất và công bố kết quả tài chính của Huawei

Bà Mạnh Vãn Chu, Giám đốc Tài chính của Huawei lần đầu tiên tái xuất trước báo giới sau cuộc chiến pháp lý gần 3 năm tại Canada và công bố kết quả tài chính của tập đoàn này năm 2021.