{keywords}
Toàn cảnh sự kiện "ESCO, mô hình kinh doanh trong tương lai của Việt Nam - Bài học rút ra từ hoạt động, mô hình ESCO quốc tế và quốc gia". Ảnh: EVN

Sự kiện nằm trong khuôn khổ hoạt động của Nhóm Đối tác Năng lượng Việt Nam (VEPG). Sự kiện nhằm chia sẻ kinh nghiệm phát triển mô hình Công ty Dịch vụ Năng lượng (ESCO) tại Việt Nam và nâng cao nhận thức của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc điều chỉnh khung chính sách phù hợp cho mô hình này trong tương lai.

Tại đây, nhiều chủ đề đã được đưa ra thảo luận như khung pháp lý hiện tại cho ESCO tại Việt Nam, đánh giá từ các chuyên gia pháp lý, và cơ chế tài chính trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng. Các diễn giả cũng chia sẻ kinh nghiệm về phát triển mô hình ESCO tại Việt Nam và trên thế giới, những bài học đúc rút từ các dự án ESCO thành công, cũng như kinh nghiệm vượt qua rào cản khi triển khai mô hình kinh doanh ESCO.

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Quang, Giám đốc Kĩ thuật công ty cổ phần đầu tư công nghiệp xuất nhập khẩu Đông Dương (DDG) cho rằng, hoạt động ESCO có nhiều tiềm năng phát triển tại Việt Nam do kinh tế phát triển có nhu cầu hơi - nhiệt - điện tăng. Các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư sản xuất tại Việt Nam đã và đang quen với hoạt động ESCO, đảm bảo an toàn vận hành, không ô nhiễm môi trường.

Những lĩnh vực đầu tư ESCO tiềm năng hiện nay có thể kể đến là cơ sở hạ tầng (chiếu sáng), trung tâm thương mại, khu công nghiệp/nhà máy, dịch vụ mua bán điện, năng lượng tái tạo...

Nhóm Đối tác năng lượng Việt Nam (VEPG) được chính thức thành lập vào tháng 6 năm 2017 bởi Chính phủ Việt Nam cùng các Đối tác phát triển quốc tế, với mục tiêu tăng cường hợp tác, đối thoại và trao đổi kinh nghiệm cũng như kiến thức cho Ngành Năng lượng của đất nước. Mục tiêu chung của VEPG là sử dụng hiệu quả hỗ trợ quốc tế cho phát triển năng lượng bền vững tại Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc gia và các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

“Dự án Hỗ trợ Kỹ thuật Ngành Năng lượng Việt Nam – EU” đồng tài trợ bởi Liên minh châu Âu (EU) và Bộ Phát triển và Hợp tác Kinh tế CHLB Đức (BMZ), do Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) triển khai dưới sự phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương.

Hải Lam

Lâm Đồng thống kê việc phát triển điện mặt trời mái nhà

Lâm Đồng thống kê việc phát triển điện mặt trời mái nhà

Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng vừa đề nghị Công ty Điện lực Lâm Đồng thống kê về hệ thống điện mặt trời mái nhà trên địa bàn tỉnh (số lượng, công suất lắp đặt, sản lượng phát lên lưới) theo các nhóm công suất.