Trong buổi gặp mặt báo chí vừa được tổ chức mới đây, Công ty Dell Technologies Việt Nam đã công bố kết quả kinh doanh ấn tượng với doanh thu từ các đơn đặt hàng đạt mức tăng trưởng 60% trong năm 2022.

Dell hiện là doanh nghiệp đứng vị trí số 1 ở nhiều hạng mục sản phẩm tại thị trường Việt Nam như hệ thống lưu trữ ngoài, hệ thống lưu trữ dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, số lượng máy chủ x86 xuất xưởng. Đơn vị này còn đứng đầu về doanh thu máy trạm, thiết bị hạ tầng siêu hội tụ (HCI Appliance).

Với các sản phẩm tiêu dùng, Dell Technologies đang dẫn đầu thị trường Việt Nam về thị phần ở mảng máy tính bàn và laptop tiêu dùng năm 2021.

{keywords}
Hạ tầng số của các doanh nghiệp Việt Nam đã được nâng cấp rất nhiều trong khoảng 2 năm trở lại đây. 

Theo lý giải của đại diện Dell Technologies, sự tăng trưởng mạnh của doanh nghiệp này trong đại dịch có nguyên nhân đến từ chính sự phát triển mạnh của nhóm ngành viễn thông, ngân hàng và các dịch vụ tài chính tại Việt Nam.

Thói quen làm việc, học tập từ xa, cùng với đó là những thay đổi về phương thức thanh toán của người dùng và doanh nghiệp đã dẫn đến những nhu cầu đối với việc cải tiến hạ tầng công nghệ của các doanh nghiệp trong nước.

Chia sẻ với PV VietNamNet, ông Trần Vũ – CEO Dell Technologies Việt Nam cho biết, việc đầu tư vào các chương trình hỗ trợ chuyển đổi số cấp quốc gia đang trở thành một xu hướng công nghệ tại Việt Nam. Các lĩnh vực được quan tâm rất lớn tại Việt Nam hiện nay gồm an ninh mạng, điện toán đa đám mây, quản lý dữ liệu và đặc biệt là việc triển khai mạng 5G.

Nhận xét về tốc độ chuyển đổi số tại Việt Nam, vị chuyên gia với 29 năm kinh nghiệm trong ngành CNTT và 23 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực CNTT ở khu vực ASEAN và Châu Á – Thái Bình Dương cho biết, trước thời điểm bùng phát của đại dịch Covid-19, Việt Nam có khoảng cách khá xa về hạ tầng số khu so sánh với các nước trong khu vực Đông Nam Á.  Tuy nhiên, điều này đã thay đổi sau 2 năm rưỡi đại dịch vừa qua.

{keywords}
Chuyên gia Trần Vũ – CEO Dell Technologies Việt Nam cho rằng khoảng cách số giữa Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Philippines đã được rút ngắn sau đại dịch. 

Theo ông Vũ, đại dịch Covid-19 chính là cơ hội để Việt Nam rút ngắn khoảng cách về hạ tầng số với các nước trong khu vực như Indonesia và Philippines.

“Một số địa phương của Việt Nam như Quảng Ninh, Bắc Ninh đã phát triển các mô hình thành phố thông minh ngay trong thời gian đại dịch. Khi vào các tỉnh này, người dùng chỉ cần tải một ứng dụng về smartphone là đã có thể thấy được các xe cộ đang chạy trên đường nhờ hệ thống camera giám sát”, vị chuyên gia này cho biết.

Nhìn chung, khoảng thời gian diễn ra đại dịch chính là lúc mà các hạ tầng số của Việt Nam được nâng cấp. Ở thời kỳ cao điểm của dịch Covid-19 hồi năm 2021, hạ tầng của những công ty telco lớn tại Việt Nam đã phát triển rất nhanh để đáp ứng nhu cầu từ phía người dùng. Đây cũng là lý do Việt Nam đang trở thành một thị trường quan trọng của nhiều các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới.

Trọng Đạt

Thế giới mở cửa chào đón CP để hình thành hệ sinh thái mạnh

Thế giới mở cửa chào đón CP để hình thành hệ sinh thái mạnh

Quy mô thị trường dịch vụ giá trị gia tăng di động toàn cầu ước đạt hơn 700 tỷ USD năm 2022. Trong bối cảnh đó, các nhà mạng trên thế giới đang tích cực thúc đẩy sự hình thành của một hệ sinh thái MVAS.