Trong năm 2021, cùng với việc khai trương ứng dụng đo tốc độ Internet thuần Việt i-Speed trên thiết bị di động, VNNIC và Cục Viễn thông đã phối hợp với các doanh nghiệp, các Sở TT&TT tại các tỉnh thành trên cả nước để thúc đẩy việc cài đặt, sử dụng ứng dụng như một công cụ đo tốc độ chính thống tại Việt Nam.

Tính đến đến tháng 11/2021, hệ thống đã triển khai được hơn 50 điểm đo trên toàn quốc, đặt tại Trạm trung chuyển Internet quốc gia (VNIX) và trên mạng của các nhà cung cấp dịch vụ Internet, các nhà mạng di động và các đơn vị cung cấp dịch vụ cloud hosting. Cùng với đó, hệ thống cũng xây dựng thuật toán lựa chọn điểm đo tối ưu với mạng người dùng để đảm bảo kết quả đo chính xác nhất và gần với trải nghiệm kết nối Internet của người dùng.

{keywords}
Tính đến tháng 12/2021, đã có hơn 270.000 người sử dụng i-Speed với số lượng mẫu mỗi quý khoảng 1,5 triệu mẫu.

Kết quả đo kiểm chất lượng Internet Việt Nam dựa trên trải nghiệm người dùng được VNNIC công bộ định kỳ tại Website https://speedtest.vn, https://i-speed.vn, đóng góp cho dữ liệu về chất lượng truy cập Internet, phục vụ cho các cơ quan quản lý nhà nước. Các dữ liệu này cũng được chia sẻ lại cho các doanh nghiệp nhằm phục vụ việc quy hoạch mạng lưới dịch vụ, phát hiện các điểm lõm về sóng, dịch vụ để khắp phục kịp thời, bảo vệ quyền lợi người sử dụng Internet.

Theo số liệu thống kê của VNNIC, đến nay tốc độ truy cập Internet trong nước tại các địa phương khá đồng đều. Tỷ lệ giữa tốc độ truy cập mạng băng rộng cố định và mạng băng rộng đi động của các địa phương có kết quả cao nhất (Ninh Bình, Tuyên Quang, Điện Biên) so với các địa phương có kết quả thấp nhất đạt mức trung bình lần lượt là 1,5 lần và 1,8 lần. Trong khi tỷ lệ này năm 2020 là 2,6 lần với tốc độ try cập băng rộng cố định và 4 lần với băng rộng di động.

VNNIC cũng cho biết thêm, tỷ lệ này có xu hướng giảm dần qua các tháng, cho thấy sự thu hẹp khoảng cách về chất lượng kết nối mạng Internet giữa các địa phương trên cả nước. Tính đến đầu tháng 12/2021, có tới 80% người dùng sử dụng mạng băng rộng cố định có tốc độ download cao hơn 20,35 Mbps, đảm bảo cho người dùng Internet sử dụng tốt các hoạt động tìm kiếm thông tin, email văn phòng, video call và stream video trên 1 thiết bị,…

Bên cạnh đó, tốc độ truy cập trung bình thống kê theo hàng tháng tại đa số các phương có sự cải thiện. Riêng tại Hà Nội, tốc độ tải về mạng băng rộng cố định trong quý 1,2 và 3 năm nay lần lượt là 53,46 Mpbs, 56,73 Mbps và 59,69 Mbps; tốc độ tải về mạng băng rộng di động trong quý 1,2 và 3 của năm 2021 cũng được nâng cao hơn, lần lượt là 34,34Mbps, 36,96 Mbps và 39,36 Mbps.

{keywords}
Tốc độ tải xuống trung bình mạng băng rộng cố định tại một số thành phố lớn trong 11 tháng đầu năm 2021.

Ngoài thống kê về tốc độ mạng truy cập Internet của dùng Internet Việt Nam, i-Speed còn đo được khả năng truy cập Internet thế hệ mới IPv6, thông số mà hệ thống nước ngoài chưa thực hiện được. Theo thống kê, 3 tỉnh có tỷ lệ ứng dụng IPv6 cao nhất cả nước là Sóc Trăng (65,08%), Điện Biên (63,24%) và Hậu Giang (61,73%).

Đại diện VNNIC nhấn mạnh: Việc phát triển ứng dụng i-Speed và công bố thống kê tốc độ truy cập Internet một cách trung thực, khách quan đã góp phần hoàn thiện “bức tranh” thống kê đa chiều về Internet Việt Nam và thúc đẩy việc cung cấp dịch vụ Internet trong nước phát triển bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh.

i-Speed là một phần trong hệ sinh thái “tài nguyên số, hạ tầng số” của VNNIC, góp phần phát triển hệ sinh thái Internet Việt Nam. Trong thời gian tới, VNNIC sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan chức năng, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet nâng cấp ứng dụng i-Speed, triển khai thêm các điểm đo quốc tế và tăng cường kết nối VNIX, hướng tới mục tiêu chung là đảm bảo hoạt động mạng Internet Việt Nam an toàn, hiện đại, phục vụ chuyển đổi số quốc gia.

Vân Anh

Mở rộng, thử nghiệm điểm đo tốc độ Internet i-Speed tại nước ngoài

Mở rộng, thử nghiệm điểm đo tốc độ Internet i-Speed tại nước ngoài

Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) đang phối hợp cùng NetNam triển khai thử nghiệm 2 điểm đo i-Speed đặt tại Singapore và HongKong. Việc đo tại 2 điểm này sẽ phản ánh khách quan hơn tốc độ kết nối Internet quốc tế của Việt Nam.