Ngày 13/11 vừa qua tại Hà Nội, Tổng công ty Cổ phần Thương mại Xây dựng (WTO) và China Energy Gezhouba Group (CGGC) đã thực hiện Lễ ký kết hợp đồng EPC, thực hiện triển khai dự án Nhà máy điện gió Cà Mau 1A, 1B, 1C, 1D.

{keywords}
Lễ ký kết hợp tác giữa Tổng công ty Cổ phần Thương mại Xây dựng (WTO) và China Energy Gezhouba Group (CGGC)

Theo đó, CGGC chính thức trở thành đối tác chiến lược, tổng thầu trong các hoạt động thiết kế - mua sắm - xây dựng Nhà máy điện gió Cà Mau 1A, 1B, 1C, 1D.

Nhà máy điện gió Cà Mau 1A, 1B, 1C, 1D là dự án trọng điểm của WTO, có tổng công suất 350MW, tổng giá trị thực hiện dự án trên 10.000 tỷ đồng, được xây dựng tại ấp Thuận Thành, xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. Với quy mô lớn, sử dụng năng lượng sạch để sản xuất điện, dự án Nhà máy điện gió Cà Mau 1A, 1B, 1C, 1D sẽ không chỉ góp phần đảm bảo cân bằng nguồn điện vùng đồng bằng Sông Cửu Long mà còn đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển du lịch, kích thích đầu tư các dự án công nghiệp khác trong vùng. Đồng thời, dự án cũng góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Việc hợp tác giữa WTO và CGGC chính thức khởi động cho việc triển khai phát triển dự án điện gió lớn này tại Cà Mau, góp phần phát triển ngành công nghiệp phong điện với vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế, xã hội, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng trong tương lai.

China Energy Gezhouba Group là Tập đoàn trong Top 500 của thế giới, CGGC nổi tiếng với công trình Thủy điện Tam Hiệp. Hoạt động kinh doanh chính của CGGC bao gồm 8 lĩnh vực: Điện lực, xây dựng, bảo vệ môi trường, sản xuất thiết bị, bất động sản, xi măng, thuốc nổ dân dụng và tài chính. Hiện tại, CGGC có hơn 200 chi nhánh trên hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, nghiệp vụ bao quát thị trường các công trình thầu chủ yếu của toàn thế giới với hơn 200 công trình quy mô vừa và lớn đang xây dựng và đang nắm giữ các hợp đồng dự án quốc tế trị giá hơn 400 tỷ nhân dân tệ.

Phong Vũ

Định hướng quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long thành vùng xuất khẩu năng lượng

Định hướng quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long thành vùng xuất khẩu năng lượng

Theo quy hoạch sự kiến đến năm 2030, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ là vùng xuất khẩu năng lượng, đặc biệt phát triển mạnh điện gió và điện mặt trời.