Sau trường hợp của Thơ Nguyễn, YouTuber Duy Tran, hay còn được biết đến với tên gọi Duy Nến đang lọt vào “sổ đen” của cộng đồng mạng. Sở dĩ nhiều cư dân mạng phản ứng gay gắt với Duy Nến bởi những thông tin sai lệch, khó hiểu trong các video của YouTuber này. 

Mới đây, Duy Nến lại một lần nữa khiến cộng đồng mạng phẫn nộ khi đăng tải một video với tiêu đề “Hà Nội phố thông thoáng trong ngày đầu phong tỏa”.  Video này được đăng vào ngày 4/5 và đã thu hút được gần 20.000 lượt xem trên YouTube, 1.600 lượt like và gần 700 lượt bình luận trên Facebook. 

{keywords}
Thông tin giả về việc Hà Nội phong tỏa được đăng trên trang fanpage Hà Nội Phố của YouTuber Duy Nến. 

Đáng chú ý khi đây lại là thông tin hoàn toàn sai sự thật. Theo công điện mới nhất của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội ban hành ngày 3/5/2021, bắt đầu từ 17h30 ngày 3/5, Hà Nội tạm dừng mở cửa đón khách tại các khu di tích, cơ sở tôn giáo, tạm dừng hoạt động các quán ăn đường phố, cà phê, trà đá vỉa hè.

Công điện cũng nêu rõ, các nhà hàng ăn uống phục vụ trong nhà cần thực hiện việc khử khuẩn, giãn cách tối thiểu 1m giữa người với người hoặc có tấm chắn giữa các vị trí. Điều này cũng có nghĩa, các hàng quán trong nhà vẫn được hoạt động bình thường và hoàn toàn không có việc Hà Nội phong tỏa như YouTuber Duy Nến đã chia sẻ. 

{keywords}
Phản ứng gay gắt của cộng đồng mạng trước thông tin mà YouTuber Duy Nến chia sẻ. 

Phản ứng trước thông tin sai sự thật này, cộng đồng mạng đã liên tục có những lời lẽ khó nghe nhằm vào bài đăng của YouTuber Duy Nến. Không chỉ vậy, các cư dân mạng còn “mention” thêm trang fanpage của Công an thành phố Hà Nội và các kênh truyền thông lớn để tố cáo về việc Duy Nến đã chia sẻ thông tin sai sự thật.

Trước những bình luận gay gắt, YouTuber Duy Nến sau đó đã thay đổi cụm từ “phong tỏa” thành “phòng dịch” trong các bài đăng trên mạng xã hội của mình. Tuy nhiên, YouTuber này không hề đính chính lại thông tin đã đăng với hàng trăm nghìn người theo dõi.

Nhìn chung, so với các đợt dịch trước, cư dân mạng giờ đây đã cảnh giác hơn với các tin giả, tin sai sự thật được đăng tải trên mạng Internet. Điều này cho thấy nhận thức của người dân đang dần được thay đổi. Mọi người cũng đã có thói quen kiểm chứng lại các thông tin mà mình tiếp nhận trên môi trường mạng. 

Thực tế cho thấy, kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát từ đầu năm 2020 đến nay, đã có rất nhiều trường hợp bị xử phạt về hành vi đưa tin giả, tin sai sự thật khi đăng tải các status, bình luận trên mạng Internet. Đối với các trường hợp này, họ sẽ phải nộp phạt vi phạm hành chính 7,5 triệu đồng và buộc phải gỡ bỏ thông tin vi phạm. 

Trọng Đạt

Thêm 3 trường hợp đưa tin giả về “bệnh nhân Covid-19 hát karaoke tay vịn” bị xử lý

Thêm 3 trường hợp đưa tin giả về “bệnh nhân Covid-19 hát karaoke tay vịn” bị xử lý

Đăng tải thông tin trên mạng xã hội khi chưa kiểm chứng, nhiều người đã bị xử phạt vi phạm hành chính vì chia sẻ, lan truyền tin sai sự thật.