Việt Nam xác định mục tiêu đến năm 2025 trở thành nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại và vượt qua bẫy trung bình thấp, đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Để đạt được điều này, một trong những nhiệm vụ cấp thiết là xây dựng Chính phủ số. Theo đó, sử dụng dữ liệu, công nghệ số để thiết kế lại vận hành của Chính phủ nhằm giúp cho việc ra quyết định và quản lý xã hội hiệu quả hơn, dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển nhanh và bền vững.

{keywords}
Chú trọng nâng cao khả năng tiếp cận của người dân, khuyến khích người dân lựa chọn các dịch vụ công trực tuyến thiết yếu. (Ảnh minh họa: Báo Lâm Đồng)

Đại diện Hội Truyền thông số Việt Nam đề xuất, để nâng cao thứ hạng Chính phủ điện tử tại Việt Nam cần cải thiện dịch vụ trực tuyến, trong đó lựa chọn các dịch vụ công nhiều người dân quan tâm, mức độ truy cập tiềm năng nhiều như: khai sinh, khai tử, kết hôn, thuế, giấy phép lái xe, môi trường, thanh toán điện nước; đảm bảo tính dễ sử dụng, liên tục và ổn định của dịch vụ công trực tuyến; phân loại các dịch vụ công trực tuyến hướng tới từng đối tượng người dân... Chú trọng nâng cao khả năng tiếp cận của người dân, khuyến khích người dân lựa chọn các dịch vụ công trực tuyến thiết yếu. Chính quyền cần nâng cao mức độ chia sẻ thông tin với người dân, đặc biệt tại các lĩnh vực pháp luật, việc làm, bảo trợ xã hội, môi trường, y tế, giáo dục… Mặt khác, sự quan tâm của lãnh đạo về chuyển đổi số phải được cụ thể hóa bằng nghị quyết, chương trình, kế hoạch hành động. Cần xây dựng kiến trúc chính quyền điện tử/đô thị thông minh, kế hoạch phát triển hằng năm và 5 năm, cùng với quy định thống nhất về chia sẻ thông tin, dữ liệu.

Hiện nay, những xu thế chính của Chính phủ điện tử trên thế giới là tích hợp và liên thông các dịch vụ công trực tuyến; dữ liệu mở; sự tham gia của người dân vào quản lý điều hành của cơ quan công quyền và các công nghệ số, đặc biệt là công nghệ di động.

Xếp hạng Chính phủ điện tử của Việt Nam có thể cải thiện mạnh mẽ hơn nếu các bộ ngành cập nhật các số liệu đầu vào, rà soát, chấn chỉnh đầu mối, phương thức cung cấp thông tin, đồng bộ hóa dữ liệu, tăng số lượng dịch vụ công trực tuyến… Đây không chỉ là “cuộc đua” hình thức, xếp hạng đơn thuần trong so sánh với các nước mà liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp, đến tín nhiệm của quốc gia trong thu hút đầu tư, cạnh tranh của nền kinh tế, trong đàm phán các cam kết thương mại quốc tế.

Linh Đan

Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4 của cả nước đạt trên 48%

Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4 của cả nước đạt trên 48%

Các bộ, ngành, địa phương trong quý III/2021 đã tiếp tục đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao. Tuy nhiên, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4 đã được cung cấp vẫn còn khá xa mục tiêu cần hoàn thành năm nay.