Theo đánh giá của NHNN Chi nhánh Quảng Ninh, một số điểm thuận lợi để thanh toán không dùng tiền mặt phát triển tại tỉnh, như: Các hệ thống thanh toán của các tổ chức tín dụng có tính an toàn, ổn định cao, chưa gặp rủi ro, sai sót do hệ thống; thời gian thanh toán/chuyển tiền trong cùng hệ thống ngân hàng chỉ vài giây, đối với các món thanh toán/chuyển tiền trong cùng hệ thống ngân hàng thì chậm nhất là sau 1-5 phút (những ngày nghỉ, ngày lễ, thời gian có thể lâu hơn).

{keywords}

Phát triển nhanh về dịch vụ, du lịch góp phần tăng cường thanh toán không dùng tiền mặt tại Quảng Ninh

(Ảnh:Quangninh.gov.vn)

Từ đầu năm 2020 tới nay, xuất hiện dịch Covid-19, do hạn chế tiếp xúc nơi đông người, các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn có xu hướng diễn ra nhiều hơn. Theo báo cáo của NHNN Chi nhánh Quảng Ninh, tổng doanh số thanh toán của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh trong tháng 10 đạt khoảng 160.000 tỷ đồng, tăng 3,8% so với tháng 9/2020; trong đó, thanh toán không dùng tiền mặt đạt 121.600 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 76% tổng thanh toán, tăng 8,6% so với tháng 9/2020.

Đáng chú ý, thanh toán không dùng tiền mặt ở lĩnh vực dịch vụ công của tỉnh tăng trưởng rất nhanh. Đầu năm 2019, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 507/QĐ-UBND về kế hoạch triển khai Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công: Thuế, điện, nước, học phí, viện phí... theo Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 23/2/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay, chỉ sau gần 2 năm triển khai, đã có 28/30 ngân hàng thương mại có mặt tại Quảng Ninh chủ động phối hợp với các cơ quan Thuế, Hải quan, Kho bạc Nhà nước để tổ chức thực hiện dịch vụ thu ngân sách.

Hiện 100% các khoản thu nộp NSNN của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh được thực hiện qua các ngân hàng thương mại hoặc qua hệ thống nộp thuế tự động; 8.889 người nộp thuế đăng ký nộp thuế điện tử, 99,66% số doanh nghiệp đang hoạt động đăng ký nộp thuế điện tử tại cơ quan thuế đạt (vượt mục tiêu 80% theo Quyết định số 507/QĐ-UBND); 100% Kho bạc Nhà nước lắp POS phục vụ việc thu ngân sách nhà nước. Phần lớn việc thanh toán các dịch vụ công như: Dịch vụ điện, nước, viễn thông, y tế, học phí... đã được thanh toán qua ngân hàng, trong đó thu dịch vụ thanh toán tiền điện đạt 83% doanh số tiền điện (vượt mục tiêu 80%).

Cùng với đó, 100% các trường đại học, cao đẳng chấp nhận thanh toán học phí qua ngân hàng, trên 90% số sinh viên nộp học phí qua ngân hàng (vượt mục tiêu 80%); 60% bệnh viện, trung tâm y tế thực hiện thanh toán bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt (vượt mục tiêu 50%).

Theo thống kê của Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh, đơn vị đã triển khai thanh toán tiền sử dụng nước sạch qua ngân hàng đến 100% xí nghiệp nước trong tỉnh (vượt mục tiêu 70% theo Quyết định số 507/QĐ-UBND); đến nay có 11% tổng số khách hàng của Công ty thanh toán tiền nước qua ngân hàng với 50% doanh số thanh toán.

P.V

Sẽ mở rộng thanh toán không tiền mặt chi trả chính sách an sinh xã hội

Sẽ mở rộng thanh toán không tiền mặt chi trả chính sách an sinh xã hội

Bộ LĐTB&XH dự kiến việc thanh toán không dùng tiền mặt trong chi trả chính sách an sinh xã hội sẽ được mở rộng tại Hà Nội, Huế, TP.HCM. Hiện việc này đang được triển khai thí điểm ở Cao Bằng và 1 huyện của Quảng Ninh.