Theo kết quả đánh giá thực tế các nền tảng điện toán đám mây do doanh nghiệp Việt Nam làm chủ của Bộ TT&TT, 5 nền tảng đám mây “Make in Việt Nam” của Viettel, VNPT, VNG, CMC, VCCorp đã được Cục ATTT xác nhận đạt tiêu chuẩn.

{keywords}
Tốc độ tăng trưởng trung bình 3 năm gần đây của thị trường điện toán đám mây tại Việt Nam khoảng 40-45%. (Ảnh minh họa: Internet)

Đại diện Viettel IDC cho biết tốc độ tăng trưởng trung bình 3 năm gần đây của thị trường điện toán đám mây tại Việt Nam khoảng 40-45%, trong khi tốc độ tăng trưởng trung bình của thế giới là 29%. Dự kiến đến 2025, tốc độ tăng trưởng của thị trường Việt Nam duy trì mức 40%, dù con số trung bình thế giới được dự báo vẫn trong khoảng 25-29%.

Còn theo đại diện CMC Telecom, Việt Nam có 2 yếu tố rất mạnh thúc đẩy sự thay đổi của thị trường, dẫn đến tăng trưởng 3 con số, đưa Cloud Việt Nam chuyển sang giai đoạn bắt buộc. Yếu tố đầu tiên là sự chỉ đạo xuyên suốt từ Đảng, Chính phủ, Bộ TT&TT và các bộ về thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế số, công nghệ số… Đây chính là nền tảng quan trọng đưa đến sự thay đổi trong các vấn đề về tiêu dùng, nhất là với những khách hàng lớn khối cơ quan nhà nước, các tổ chức tài chính. Và yếu tố thứ hai, ảnh hưởng đến sự sống còn của doanh nghiệp/tổ chức/cá nhân là đại dịch Covid-19.

Các doanh nghiệp cung cấp nền tảng điện toán mây cần vượt qua 3 rào cản là: sự nhận thức “rời khỏi vùng an toàn”, sự tin tưởng về tính toàn vẹn và đảm bảo an toàn thông tin khi dịch chuyển lên Cloud; bài toán cạnh tranh với các Cloud quốc tế có tiêu chuẩn và quy mô toàn cầu; bài toán về nhân lực CNTT cấp cao nói chung và an toàn thông tin nói riêng.

Đông Phong

Thúc đẩy phát triển điện toán đám mây Make in Vietnam

Thúc đẩy phát triển điện toán đám mây Make in Vietnam

Để doanh nghiệp đám mây trong nước có thể cạnh tranh và chiếm lĩnh thị phần đòi hỏi họ cần ngồi lại với nhau và có chính sách hỗ trợ tốt hơn.