Quá trình đàm phán giữa các cơ quan báo chí Australia với Google đang diễn ra thuận buồm xuôi gió. Mới nhất, công ty truyền thông hàng đầu ở Australia là Nine Entertainment, nơi sở hữu nhiều tờ báo và đài phát thanh truyền hình, vừa đồng ý thỏa thuận cung cấp tin tức cho Google trị giá 23,25 triệu USD mỗi năm.

Nine là “ông lớn” truyền thông tiếp theo của Australia ký hợp đồng với Google. Hồi đầu tuần, Seven West Media đạt được thỏa thuận mà theo đó, Google cũng trả 23,25 triệu USD mỗi năm để mua tin tức. Tổng cộng trong ít ngày, trị giá hợp đồng Google thống nhất với các cơ quan báo chí Australia đạt gần 47 triệu USD.

Nhưng ở Pháp, mọi chuyện không được khả quan như vậy. Theo ghi nhận của Reuters, Google chỉ chi ra 76 triệu USD, chia cho 121 tòa soạn báo của Pháp trong vòng 3 năm. Nếu tính trung bình, mỗi tòa soạn báo ở quốc gia Châu Âu này chỉ nhận 209.000 USD mỗi năm từ Google. Hãng thông tấn AFP chưa tham gia gói trả phí này.

Tất nhiên gói trả phí không chia đều trên thực tế. Mỗi tờ báo danh tiếng như Le Monde, Le Figaro, hay Liberation được trả 1,3 triệu USD một năm, khá cao so với mức trung bình cộng. Mặc dù vậy, ngay cả khi cộng thêm khoản 3,6 triệu USD một năm liên quan đến hợp đồng riêng ký với Google tháng 11 năm ngoái, các tờ báo Pháp vẫn không so được với “đồng nghiệp” Australia.

Các tờ báo Pháp không có lựa chọn nào khác ngoài chấp nhận thỏa thuận với Google, theo một số nguồn tin thân cận giấu danh tính cho biết. Nguồn tin này cũng chia sẻ rằng không ít tòa soạn báo Pháp thất vọng vì Google từ chối cung cấp dữ liệu doanh thu phát sinh từ tin tức.

Spiil, hiệp hội báo điện tử độc lập ở Pháp chia sẻ thêm: “Những điều khoản không công khai tạo ra sự bất bình đẳng cho các báo, khi mà ngay cả công thức tính toán cũng không được công bố rộng rãi. Google đã tận dụng ưu thế của mình để thu lợi”.

{keywords}
Mỗi tờ báo danh tiếng ở Pháp như Le Monde, Le Figaro, hay Liberation được trả 1,3 triệu USD một năm, khá cao so với mức trung bình của gói chung, nhưng không so được với các “đồng nghiệp” Australia.

Đạo luật của Australia phát huy tác dụng

Bộ trưởng Bộ Tài chính Australia, ông Josh Frydenberg bình luận về những hợp đồng tốt đẹp mà báo chí nước này vừa đạt được: “Sẽ không có giao dịch nào nếu chúng tôi không đệ trình dự luật mới trước Quốc hội. Những quy định cứng mang tính bắt buộc trong luật đang đưa các bên ngồi vào bàn thảo luận”.

Nhìn chung, chính phủ liên bang Australia vẫn có kế hoạch triển khai đạo luật mới, chuẩn bị đưa ra bỏ phiếu thông qua trong một vài tuần tới. Theo dự luật, nếu các cơ quan báo chí và nền tảng công nghệ như Google hay Facebook không thể thống nhất mức giá cho nội dung tin tức, một cơ quan trọng tài độc lập sẽ đứng ra nắm quyền phán quyết.

Rod Sims, thành viên ủy ban chống độc quyền của Australia khẳng định rằng luật mới là công cụ dự phòng, tránh trường hợp các công ty nền tảng Internet đặt ra điều khoản chèn ép theo kiểu “chấp nhận được thì làm, không thì thôi”. “Mục đích là để hỗ trợ vị thế thương lượng không cân sức giữa các cơ quan báo chí Australia với các nền tảng lớn”, vị ủy viên này giải thích.

News Showcase là mô hình trả tiền mua tin tức mà Google đã triển khai ở nhiều quốc gia. Google mang News Showcase đến Australia hồi đầu tháng 2, mời chào Seven West Media và Nine Entertainment, giữa sức ép từ dự luật hỗ trợ báo chí thu phí nêu trên. Được biết các tờ báo đầu tiên của Australia, dù quy mô không lớn, đều được gã khổng lồ công nghệ nước Mỹ tiếp cận đàm phán trực tiếp.

Sự chu đáo đó không xuất hiện ở Pháp, nơi Google chỉ đàm phán với hiệp hội đại diện cho các tòa soạn báo là APIG. Điều này cũng có thể được giải thích là do các quy định ở Pháp chưa cứng rắn. Pháp vốn dựa trên hệ thống luật chưa hoàn thiện của Liên minh Châu Âu (EU), mới chỉ dừng lại ở mức yêu cầu các công ty công nghệ đàm phán trả phí với báo chí.

Dựa trên hệ thống luật của EU, Tây Ban Nha và Đức cũng từng cố gắng yêu cầu Google trả phí hiển thị tin tức trên công cụ tìm kiếm, nhưng bất thành. Năm 2019, các tòa soạn báo Đức thua trong vụ kiện đòi Google 1 tỷ euro (khoảng 1,2 tỷ USD) tiền phí bản quyền từ năm 2013.

Hiện nay EU, Mỹ, và Canada đều đang hướng tới xây dựng luật hỗ trợ báo chí.

Anh Hào (Theo Reuters)

EU dự định nối gót Australia: Google, Facebook cần trả tiền cho tin tức

EU dự định nối gót Australia: Google, Facebook cần trả tiền cho tin tức

 Trước đó, để phản đối chính sách yêu cầu thanh toán qua phương tiện truyền thông của Australia, Google đã dọa rút khỏi thị trường nước này.