Theo tin từ báo chí Trung Quốc, tập đoàn Suning hiện đang gặp khó khăn về tài chính và sẽ rút lui hoàn toàn khỏi lĩnh vực thể thao. Các đội tuyển mà tập đoàn này sở hữu gồm có CLB Inter Milan của Ý, CLB Giang Tô Tô Ninh của Trung Quốc và đội tuyển Suning Gaming ở giải LPL. Suning Gaming hiện là Á quân thế giới và cũng là nơi đầu quân của thần rừng Lê Quang ‘SofM’ Duy.

Vậy điều gì sẽ xảy ra khi một đội tuyển eSports không còn đủ kinh phí hoạt động? Như trong trường hợp cụ thể của Suning Gaming, nguồn tin từ Trung Quốc cho biết đội tuyển này sẽ được Weibo mua lại và đổi tên ngay từ mùa sau.

{keywords}
Chủ sở hữu Suning Gaming đang gặp khó khăn về tài chính, dẫn tới khả năng đội tuyển này sẽ tan ra ngay ở mùa giải này

Tuy nhiên, trong trường hợp không có bên mua khả dĩ dẫn tới việc phải bỏ giải, điều gì sẽ xảy ra với Suning nói riêng và các đội tuyển eSports nói chung? Đây là trường hợp hiếm khi xảy ra nhưng vẫn có khả năng. Đội tuyển đó sẽ bị loại khỏi giải đấu và tùy từng giải đấu, từng bộ môn mà có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung hay không. 

Bởi một giải đấu đang diễn ra mà có đội tuyển không thể thi đấu tiếp sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới lịch thi đấu cũng như toàn bộ giải đấu, do đó ban tổ chức thường áp dụng các điều luật về công bằng tài chính cũng như buộc các đội tuyển phải có cam kết nhất định trong việc đảm bảo trả lương cho các tuyển thủ ngay cả khi tổ chức đó sắp phá sản.

Tất nhiên, các tổ chức thường hứa hẹn sẽ trả lương đầy đủ cho các tuyển thủ sau khi mùa giải kết thúc, do đó người ta hiếm khi nào thấy một đội tuyển buộc phải giải thể khi giải đấu vẫn còn đang diễn ra. Nhưng đến cuối mùa giải, nợ lương gộp nhiều tháng có thể khiến không ít tổ chức phải lao đao, thậm chí giải tán ngay lập tức như Lowkey Esports, một tổ chức Bắc Mỹ sở hữu các đội tuyển eSports ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nam Phi, Philippines và cả Việt Nam. 

{keywords}
Nhà vô địch thế giới Samsung White giải tán ít lâu sau khi đăng quang chức vô địch thế giới năm 2014 ở môn Liên Minh Huyền Thoại

Một số tổ chức khác lại đi đến cách giải quyết êm thấm hơn nhiều, như trường hợp của GAM Esports khi bị ban lãnh đạo và tuyển thủ cũ tố nợ lương, thưởng nhiều tháng liền. Nhìn chung, tùy từng thỏa thuận cụ thể nhưng trong nhiều trường hợp, chủ mới sẽ ưu tiên mua suất thi đấu của đội tuyển đó và đổi tên. Suất thi đấu của một đội tuyển không nhất thiết phải bao gồm hợp đồng với tuyển thủ và ban huấn luyện cũ, dù chủ sở hữu mới là người có khả năng tiếp cận gần nhất lúc này. 

Nhưng khi một đội tuyển eSports không có bên mua tiềm năng, chuyện gì sẽ xảy ra? Đội đó chắc chắn sẽ giải thể, hợp đồng tuyển thủ trở nên vô hiệu và mỗi người sẽ phải tự tìm một bến đỗ mới hoặc... giải nghệ sớm. Trong nước, EVOS và FTV Esports của VCS là những đội tuyển gần đây phải giải thể vì lý do như vậy. Kể cả ở các nước có nền eSports phát triển như Trung Quốc hay Hàn Quốc, chuyện giải thể cũng không hề hiếm gặp. 

Bởi eSports vẫn là cuộc chơi đốt tiền của các tập đoàn lớn trong khi danh tiếng và tiền bạc thường đổ dồn vào nhà vô địch, chuyện đội tuyển eSports giải tán vì lý do tài chính vẫn sẽ là câu chuyện không hồi kết. Nhưng nếu nhìn sang bóng đá, chứng kiến việc các CLB ở V-League bỏ giải và dọa bỏ giải suốt ngày mới thấy những ông bầu của eSports vẫn còn khá... hiền lành. 

Phương Nguyễn

Một tuần sôi động với các giải đấu eSport Việt khởi tranh trở lại

Một tuần sôi động với các giải đấu eSport Việt khởi tranh trở lại

Các giải đấu hấp dẫn của nhiều bộ môn khác nhau đồng loạt khởi tranh vào cuối tuần qua đã đem đến không khí sôi động cho những người hâm mộ eSports Việt.