Huawei, gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc, đang chịu áp lực từ mọi phía.

Lệnh trừng phạt mới của Mỹ khiến Huawei không thể tiếp cận công nghệ Mỹ quan trọng như trước đây. Các nước và nhà mạng khắp thế giới cũng đặt dấu hỏi về khả năng cung cấp thiết bị 5G như cam kết. Làn sóng “bài Trung” tại Ấn Độ ngày một dâng cao làm cho tình hình của Huawei tệ hơn.

{keywords}
Quy định mới ngăn cản các công ty như TSMC xuất khẩu chipset máy tính và linh kiện quan trọng cho Huawei.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tháng trước tuyên bố Huawei đang bị quay lưng trên toàn cầu. Ông khen ngợi các nước như Cộng hòa Séc, Ba Lan, Estonia vì “chỉ cho phép nhà sản xuất đáng tin cậy trong mạng 5G”. Carisa Nietsche, nhà nghiên cứu tại Trung tâm An ninh Mỹ, cho rằng họ mới chỉ thay đổi suy nghĩ từ năm ngoái. Ngoài ra, các nước phương Tây lớn như Anh, Pháp và Đức vẫn chưa công bố lệnh cấm hoàn toàn đối với Huawei. Tuy nhiên, đang có sự biến chuyển lớn tại châu Âu.

Nhà mạng và các nước châu Âu lo ngại Huawei không thể cung cấp cơ sở hạ tầng 5G đúng hạn khi xét tới hàng loạt đòn tấn công vào công việc kinh doanh theo lệnh cấm mới của Mỹ.

Nguy cơ “xuống mồ” của mảng kinh doanh 5G

Năm 2019, Mỹ cấm các doanh nghiệp trong nước bán công nghệ và cung ứng cho Huawei nếu không có giấy phép đặc biệt. Huawei đã dự trữ lượng hàng tồn kho lớn và tìm kiếm đối tác thay thế nên tiếp tục kinh doanh tốt bất chấp lệnh cấm. Dù vậy, doanh số smartphone tại nước ngoài sụt giảm vì họ buộc phải ra mắt smartphone mới mà không có Google. Huawei cảnh báo 2020 sẽ là năm khó khăn dù kết quả đạt được năm 2019 khá tốt.

Cảnh báo của Huawei đã trở thành sự thật. Lệnh cấm mới nhất được Mỹ thông báo hồi tháng 5 còn gây tác động sâu hơn lần trước. Nó áp dụng cho bất kỳ doanh nghiệp nào đang sử dụng thiết bị Mỹ để sản xuất bán dẫn. Quy định mới ngăn cản các công ty như TSMC xuất khẩu chipset máy tính và linh kiện quan trọng cho Huawei.

Thiếu các con chip này, Huawei không thể xây dựng trạm gốc 5G và thiết bị khác. Nhà phân tích Edison Lee của Jefferies cho rằng mảng thiết bị 5G của Huawei đang có nguy cơ “xuống mồ”. Theo ông, nếu quy định không thay đổi và căng thẳng Mỹ - Trung tiếp tục leo thang, có khả năng lớn Huawei sẽ phải ngừng cung ứng thiết bị 5G từ đầu năm sau.

Đáp lại, người phát ngôn Huawei chỉ nói vẫn đang tiếp tục được khách hàng ủng hộ. Huawei chỉ trích lệnh cấm mới của Mỹ là “phân biệt đối xử” và dự đoán việc kinh doanh rõ ràng sẽ bị ảnh hưởng.

Điều đó đang xảy ra tại Anh. Tuần trước, Telegraph đưa tin Thủ tướng Boris Johnson muốn loại bỏ công nghệ 5G Huawei tại Anh “sớm nhất trong năm nay” dù trước đó cho phép Huawei tham gia với vai trò hạn chế.

Đầu năm nay, Huawei cho biết đã ký được 91 hợp đồng 5G thương mại, hơn một nửa (47) tại châu Âu, 27 tại châu Á và 17 tại những khu vực khác.

Gốc gác Trung Quốc

Mỹ từ lâu tỏ ra thận trọng với Huawei, nghi ngờ công ty có liên hệ chặt chẽ với Đảng Cộng sản Trung Quốc. Giới phê bình cho rằng Bắc Kinh có thể buộc Huawei làm gián điệp.

Dù tuyên bố là công ty tư nhân và không liên quan gì tới Bắc Kinh, Huawei vẫn mắc kẹt trong căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc và mới đây là với châu Âu, Ấn Độ. Dịch Covid-19 càng làm mối quan hệ này căng như dây đàn. Một số nước như Mỹ đổ lỗi cho Trung Quốc vì đại dịch.

Châu Âu gần đây tiến hành nhiều biện pháp để bảo vệ doanh nghiệp trước nguy cơ bị các công ty Trung Quốc thâu tóm. Bên cạnh đó, có dấu hiệu từ Đức và Anh cho thấy họ sẽ loại trừ Huawei khỏi mạng 5G lõi. Chẳng hạn, Đức theo dõi dòng dữ liệu của Huawei để xem công ty có vi phạm luật châu Âu hay không.

Trong khi đó, Ấn Độ vẫn chưa rõ ràng về việc có cho phép thiết bị Huawei xuất hiện trong mạng 5G hay không. Huawei được “bật đèn xanh” tham gia thử nghiệm 5G từ cuối năm 2019. Song, căng thẳng gần đây giữa New Delhi và Bắc Kinh trở nên trầm trọng hơn sau vụ đụng độ tại biên giới hai nước khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng.

Người Ấn Độ kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung Quốc. Chính phủ Ấn Độ ban lệnh cấm 59 ứng dụng Trung Quốc, trong đó có TikTok, vì đe dọa chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Huawei có thể sắp trở thành nạn nhân của căng thẳng leo thang này. Công chúng Ấn Độ đang đồng lòng về việc không sử dụng bất kỳ thiết bị Trung Quốc nào.

Du Lam (Theo CNN)

Mỹ chính thức gọi Huawei, ZTE là nguy cơ an ninh quốc gia

Mỹ chính thức gọi Huawei, ZTE là nguy cơ an ninh quốc gia

Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) chính thức gọi Huawei, ZTE là nguy cơ an ninh quốc gia, đồng nghĩa nhà mạng không thể dùng ngân sách để mua thiết bị, dịch vụ từ hai hãng này.