Các cụm trang trại TH tại Nghĩa Đàn được xây dựng với khoảng cách giữa các trại ít nhất là 10 km. Trang trại số 3 nằm ở cụm trại 1, là “nhà” của hơn 7.000 bò sữa, trong đó có hơn 3.500 bò đang cho sữa. Trang trại số 3 ứng dụng hệ thống AfiAct để phát hiện động dục tự động, quản lý sinh sản và quản lý chất lượng sữa của đàn bò. Hệ thống vắt sữa được đánh giá hiện đại nhất Việt Nam, được thiết kế để vắt sữa cho khoảng 3.600 bò/ngày, mỗi ngày vắt 3 ca. Một trong những điểm khác biệt giữa sữa tươi sạch TH true MILK với những nhãn hiệu sữa khác ở Việt Nam là khâu vắt và bảo quản sữa nguyên liệu. Bò được tắm và làm mát trước khi vắt sữa hoàn toàn tự động bằng 4 núm vú chân không.

Để quản lý được đàn bò với số lượng lớn, chân bò được đeo chip Perometer, toàn bộ thông tin về sức khỏe bò được truyền trực tiếp vào hộp nhận tín hiệu tại Trung tâm vắt sữa và cập nhật vào máy tính. Những bò ốm sẽ được phát hiện trước 4 ngày và hệ thống tự động từ chối vắt sữa của bò bệnh. Dòng sữa tươi sạch chỉ được thu hoạch từ những cô bò khỏe mạnh nhất. Sau khi vắt, sữa sẽ đi qua hệ thống đường ống Inox kín, được làm lạnh xuống 2 - 40C, chuyển ngay đến bồn bảo quản sữa, vận chuyển sang nhà máy sữa TH để chế biến. Đây là một chu trình vắt sữa kín hoàn hảo, không hề có một chút không khí lọt vào sữa tươi nguyên liệu, đảm bảo nguyên vẹn, tuyệt đối sự tươi, sạch.

Không chỉ dừng lại ở khâu vắt sữa, TH ứng dụng công nghệ vào cả khâu đóng gói và bảo quản sản phẩm. Dây chuyền vận chuyển chạy với tốc độ rất cao, 7 hộp/giây. Hệ thống có camera nhận diện tự động. Nếu phát hiện hạn sử dụng bị mất hoặc không rõ, hay chưa có thìa trong thùng sữa chua, hệ thống sẽ cảnh báo ngay lập tức và cánh tay máy tự động đẩy sản phẩm lỗi ra khỏi dây chuyền. Hệ thống này thay thế cho con người, giúp kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng đóng gói, tối ưu về thời gian. Tương tự như công nghệ xử lý ảnh, giúp kiểm tra, phát hiện các sản phẩm lỗi trong khâu đóng gói, đó là hệ thống cân tự động. 

Trước đây, cần một công nhân làm duy nhất một nhiệm vụ rất nhàm chán là ngồi nhìn cái cân đo trọng lượng của thùng sản phẩm. Nếu số trên cân không đúng thì công nhân đó sẽ bốc ra kiểm tra. Cách làm thủ công này từng phát sinh nhiều vấn đề như mỏi mắt nên nhìn nhầm số cân, công việc nhàm chán gây buồn ngủ, dễ mất tập trung. Bây giờ, máy móc thay thế người công nhân đó, giúp phát hiện thùng sản phẩm không đủ trọng lượng, cánh tay máy tự động gạt thùng đó ra ngoài.

 Ở cuối dây chuyền, các thùng sản phẩm đạt chất lượng được xếp chồng lên pallet để chuẩn bị vận chuyển vào kho. Trước đây, ở công đopạn này cần 3-4 nhân công để thay phiên nhau bê vác và sắp xếp hàng. Nhưng với áp dụng công nghệ robot với cánh tay máy khổng lồ sẽ tự động nhận diện thùng hàng và sắp ngay ngắn lên pallet. 

Cuối cùng đến công đoạn kho vận và quản lý cũng được ứng dụng WMS là hệ thống chuyên biệt dành cho các kho chứa hàng với công suất lớn nên có nhiều tính năng chuyên nghiệp, hiện đại hơn, giúp thay thế sức người trong quá trình vận hành. Chỉ cần nhập dữ liệu chính xác, WMS sẽ tự động tính toán và gợi ý chiến thuật sắp xếp, phân bổ hàng hóa trong kho, sao cho tối ưu về quãng đường di chuyển, tối ưu về khoảng trống sắp xếp sản phẩm.

Nếu như bây giờ câu chuyện chuyển đổi số, ứng dụng IoT là trào lưu nở rộ thì tại TH True Milk, công cuộc chuyển đổi số đã diễn ra từ hàng chục năm trước. "14 năm trước, chuyện cho bò gắn chip, nghe nhạc, tắm mát nghe là lạ, vui tai. Nhưng thực tế đó là cái sống còn của việc chăn nuôi bò sữa, là cuộc cách mạng của ngành chăn nuôi ở Việt Nam. Bằng việc gắn chip, chúng tôi có thể tiếp nhận dữ liệu trong từng cá thể bò, biết được khi nào con vật động dục, tình trạng sữa và cả tình trạng sức khoẻ, bệnh tật để chữa trị sớm" đại diện TH True Milk nói.

Mới đây, tờ The Times of London của Vương quốc Anh dành riêng một bài viết về Tập đoàn TH của doanh nhân Thái Hương như ví dụ tiêu biểu của nền nông nghiệp tương lai.

TH với sự dẫn dắt của bà Thái Hương được biết đến với vai trò tạo ra cuộc cách mạng trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam. Bà đã giúp thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của ngành sữa ở quốc gia này từ năm 2008 bằng cách đầu tư vào chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tươi tập trung sử dụng công nghệ cao.