Theo đó, hãng công nghệ Mỹ đồng ý trả tiền mặt với mức giá 53 USD/cổ phiếu, cao hơn 60% giá đóng cửa của cổ phiếu Tower trong ngày giao dịch 14/2 tại thị trường Mỹ. Ban quản trị hai bên đã nhất trí thông qua giao dịch, dự kiến sẽ hoàn tất trong 12 tháng.

{keywords}

Cùng ngày, cổ phiếu hãng đúc chip tăng 42% tại sàn chứng khoán New York trong khi Intel tăng 1,4%.

Pat Gelsinger, người nhậm chức CEO Intel một năm trước, đang đánh cược vào việc có thể cạnh tranh với gã khổng lồ ngành đúc chip, TSMC, trong lĩnh vực sản xuất vi xử lý theo hợp đồng cho các công ty khác.

Thông qua thâu tóm, Intel sẽ có các chuyên gia và tệp khách hàng của Tower. Lĩnh vực đúc chip yêu cầu nhiều kinh nghiệm trong xử lý các loại chip và thiết kế khác nhau, trong khi đó các xưởng sản xuất của Intel từ trước tới nay chỉ quen làm việc với mẫu thiết kế của chính công ty.

Gelsinger cho biết Tower từng gia công các hợp đồng quân sự của Intel. Hãng cũng có kế hoạch tận dụng quan hệ đối tác sẵn có của Tower với STMicroelectronic NV (công ty đa quốc gia Pháp-Ý, chuyên thiết kế, sản xuất và tiếp thị vi xử lý).

Thỏa thuận mua lại Tower là một phần trong kế hoạch đưa Intel trở lại quỹ đạo dẫn đầu trong công nghệ vi xử lý. Cùng với đó, Intel đang xây dựng nhà máy tại Ohio có thể lên tới 20 tỷ USD cũng như các cơ sở mới tại châu Âu.

Mức độ chi tiêu có dấu hiệu đè nặng lên biên lợi nhuận của hãng khổng lồ công nghệ này và khiến các nhà đầu tư gặp khó khăn. Doanh thu quý trước của công ty không đạt kỳ vọng, tạo ra một triển vọng không mấy tươi sáng. Tuy nhiên, ban lãnh đạo Intel khẳng định tỷ suất lợi nhuận của hãng có thể trở lại mức cao như trước trong vòng 5 năm tới.

Các chuyên gia tại KeyBanc Capital Markets đánh giá thỏa thuận này “tích cực vừa phải” đối với Intel và chưa rõ liệu vụ sáp nhập có thể giúp hãng gia tăng sản lượng cũng như quy trình công nghệ chính thống để cạnh tranh với Samsung và TSMC hay không.

Theo Bloomberg, doanh số của TSMC được kỳ vọng tăng trưởng 27% trong năm 2022. Công ty có trụ sở tại Tân Trúc đang dẫn đầu thị trường, chiếm 50% doanh thu toàn ngành và là nhà cung cấp chip cho nhiều đối thủ sừng sỏ của Intel, gồm cả AMD và Nvidia.

Tower Semiconductor, có trụ sở tại miền Bắc Israel, được hình thành từ sự kết hợp của nhiều nhà máy thuộc các công ty khác nhau từ những năm 1990. Công ty này cũng sở hữu một nhà máy tại Texas. Năm 2021, doanh số của Tower đạt 1,3 tỷ USD, trong khi của TSMC là 56 tỷ USD. Công ty này có quy mô nhỏ hơn nhiều so với GlobalFoundaries, xưởng đúc chip mà Intel đã thất bại trong việc mua lại năm ngoái.

Vinh Ngô (Theo SCMP)

Đánh bại TSMC, Nvidia trở thành công ty bán dẫn lớn nhất thế giới

Đánh bại TSMC, Nvidia trở thành công ty bán dẫn lớn nhất thế giới

Với vốn hóa thị trường đạt 617,92 tỷ USD vào ngày 26/10, công ty bán dẫn Nvidia của Mỹ đã đánh bại công ty bán dẫn TSMC của Đài Loan và trở thành công ty bán dẫn lớn nhất thế giới.