Việt Nam là một trong 6 nước trên thế giới ảnh hưởng lớn nhất do biến đổi khí hậu. Tại COP26, Việt Nam cam kết giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050, giảm 30% lượng phát thải khí metan gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030.

Đây là một trong những nội dung cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025; phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và xác định cả tầm nhìn đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

{keywords}
Thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 phù hợp với chương trình tái cơ cấu nền kinh tế đất nước

Việc thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 phù hợp với chương trình tái cơ cấu nền kinh tế đất nước; phù hợp với xu thế của thế giới về phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số.

Bởi vậy, chống biến đổi khí hậu là vấn đề lớn của cả thế giới. Do là vấn đề toàn cầu nên phải có cách tiếp cận toàn cầu; vấn đề tác động tới toàn dân, mọi doanh nghiệp nên phải được tiếp cận toàn dân, mọi doanh nghiệp. Người dân, doanh nghiệp vừa là trung tâm, vừa là chủ thể, vừa là mục tiêu, động lực của vấn đề chống biến đổi khí hậu.

Chống biến đổi khí hậu là vấn đề tác động, liên quan đến mọi ngành, lĩnh vực, địa phương nên phải có cách tiếp cận toàn diện, tổng thể; lấy cấp cơ sở làm nền tảng; đồng thời kết hợp hài hòa, hiệu quả, hợp lý giữa chuyển đổi xanh, chuyển đổi số với các chuyển đổi khác.

Việc thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 có những thuận lợi song có những khó khăn. Do đó, cần huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc và huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước cùng tham gia. Để làm được điều này, tư tưởng phải thông; mục đích phải thống nhất; quyết tâm phải cao; nỗ lực phải lớn; hành động phải quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó.

Thủ tướng đã yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo, các bộ, ngành rà soát bổ sung thể chế; xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; xây dựng cơ chế thu hút nguồn lực tài chính, công nghệ, kinh nghiệm quản lý... để thực hiện các cam kết, chống biến đổi khí hậu.

Trong năm tới (2022), chương trình tổng thể phải ban hành được, trong đó dự báo được tình hình; mục tiêu, quan điểm; nhiệm vụ, giải pháp; kế hoạch tổ chức thực hiện; huy động nguồn lực... để trình cấp có thể quyền xem xét... Các bộ, ngành phải chủ động xây dựng kế hoạch thuộc bộ, ngành mình về chống biến đổi khí hậu và thực hiện các cam kết.

Kiều Oanh