Trí tuệ nhân tạo (AI) là thuật ngữ dùng mô tả việc sử dụng máy tính và công nghệ để mô phỏng hành vi và tư duy phản biện thông minh có thể so sánh với con người, để hoàn thành một số nhiệm vụ nhất định mà không cần con người can thiệp nhiều.  

Giá trị của AI nằm ở 3 yếu tố: tốc độ, cắt giảm chi phí và độ chính xác. Trong chăm sóc sức khỏe, các yếu tố này càng có ý nghĩa nhiều hơn.

Với sự phát triển mạnh mẽ của AI trong thời đại công nghệ 4.0, ngành y tế đã và đang đẩy mạnh ứng dụng của khoa học công nghệ vào các hoạt động khám chữa bệnh, đặc biệt nghiên cứu, ứng dụng AI để bác sĩ tham khảo và đưa ra phác đồ điều trị nhiều bệnh nguy hiểm. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo không chỉ giúp giảm tải cho bác sĩ ở các bệnh viện tuyến Trung ương mà còn hỗ trợ các bác sĩ ở tuyến tỉnh, vùng sâu vùng xa trong việc chẩn đoán bệnh chính xác và hiệu quả hơn.

{keywords}
Sức mạnh thực sự của AI được thể hiện rõ nhất trong lĩnh vực chẩn đoán y học chính xác. (Ảnh minh họa: Internet)

Ước tính thị trường công cụ chăm sóc sức khỏe được hỗ trợ bởi AI dự kiến ​​sẽ vượt 34 tỷ USD vào năm 2025. Đối với hầu hết các bệnh nhân, AI trong y học gợi nhớ đến robot y tá được sử dụng phổ biến ở Nhật Bản và đang ngày càng phổ biến trên toàn thế giới. Những phiên bản robot mới thậm chí còn được thiết kế để hỗ trợ các y tá con người thực hiện công việc thường ngày như lấy và dự trữ vật tư.

Chatbots và trợ lý y tế ảo là một công nghệ dựa trên AI khác mà bệnh nhân đang trở nên quen thuộc. Chatbots có thể đảm nhiệm vô số vai trò từ đại diện dịch vụ khách hàng đến các công cụ chẩn đoán và thậm chí là nhà trị liệu.Tính linh hoạt của chúng đang được chuyển thành các khoản đầu tư lớn. Thị trường chatbots chăm sóc sức khỏe toàn cầu dự kiến ​​sẽ đạt 314,3 triệu USD vào năm 2023 từ mức 122 triệu USD vào năm 2018.

Tuy nhiên, sức mạnh thực sự của AI đang được thể hiện rõ nhất trong lĩnh vực chẩn đoán y học chính xác, hình ảnh y tế, khám phát thuốc và gen. Ví dụ, trước đây bệnh nhân ung thư từng được điều trị bằng phương pháp cắt cookie với tỷ lệ thất bại cao. Giờ đây, nhờ khả năng nhận dạng mẫu phức tạp của AI, những bệnh nhân này có quyền truy cập vào các liệu pháp cá nhân hóa phù hợp với cấu trúc gen và lối sống của họ.

Các chương trình máy tính hỗ trợ AI đã giúp phân tích hàng nghìn hình ảnh bệnh lý của các bệnh ung thư khác nhau để đưa ra chẩn đoán chính xác cao và dự đoán sự kết hợp thuốc chống ung thư tốt nhất có thể. Trong chẩn đoán hình ảnh y tế, công nghệ này giúp các bác sĩ X quang phát hiện các chi tiết mà mắt thường của con người khó nhìn thấy được.

Ngoài ra, các công ty dược phẩm và công nghệ sinh học hàng đầu đang sử dụng các thuật toán máy học để rút ngắn chu kỳ phát triển thuốc. Những phát hiện gần đây cho thấy AI có thể cắt giảm thời gian phát hiện thuốc sớm hơn 4 năm so với mức trung bình của ngành và tiết kiệm chi phí 60%.

Một ví dụ cụ thể là hệ thống chẩn đoán ung thư ứng dụng trí tuệ AI IBM Watson for Oncology. Hệ thống này hỗ trợ bác sĩ chuyên ngành ung bướu đưa ra các lựa chọn trong phác đồ điều trị 13 loại ung thư phổ biến như vú, phổi, đại tràng, dạ dày… Hệ thống đang được dùng ở nhiều nước như Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc.

Tại Việt Nam, IBM WFO đã được triển khai thử nghiệm trong 2 năm, tại ba cơ sở là bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, bệnh viện K và bệnh viện Ung bướu TP.HCM.

Trước diễn biến khó lường của đại dịch Covid-19 cùng với sự hỗ trợ của công nghệ trong thời đại 4.0, chuyển đổi số trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cũng là một điều hết sức cần thiết, hứa hẹn là một bước tiến lớn trong việc chẩn đoán, khám, chữa bệnh trong tương lai.

Đông Phong

Người Việt đang “làm bạn” với trí tuệ nhân tạo mỗi ngày mà không biết

Người Việt đang “làm bạn” với trí tuệ nhân tạo mỗi ngày mà không biết

Sẽ ra sao nếu trí tuệ nhân tạo đồng hành cùng chúng ta trong nhiều hoạt động của đời sống hằng ngày?