Tín hiệu vũ trụ bí ẩn này được các nhà khoa học của Breakthrough Listen thu được khi quan sát Cận Tinh (Proxima Centauri) bằng kính viễn vọng công suất cao. Cận Tinh là sao lùn đỏ trong chòm sao Bán Nhân Mã cách Trái đất hơn 4 năm ánh sáng và có 2 ngoại hành tinh quay quanh. 

Tuy nhiên, các nhà khoa học kết luận, tín hiệu vô tuyến ngoài hành tinh bí ẩn khả thi từ Cận Tinh có khả năng là sự can thiệp công nghệ của con người, một tiếng vọng từ Trái Đất. 

"Bằng chứng cho thấy tín hiệu bị nhiễu từ công nghệ của con người, dù chúng tôi không thể xác định được nguồn cụ thể của nó" - nhà khoa học Sofia Sheikh thuộc nhóm Breakthrough Listen giải thích. 

Hành tinh Proxima b quay quanh sao lùn đỏ Cận Tinh - ngôi sao gần Trái đất nhất. Ảnh:

Tia lóe dữ dội từ sao Cận Tinh. Ảnh: NRAO/S. Dagnello

Tín hiệu bí ẩn được dự án Breakthrough Listen phát hiện lần đầu vào năm 2020 qua kính thiên văn Parkes ở Australia. Dự án chuyên săn tìm các tín hiệu ngoài hành tinh "technosignature" (dấu hiệu công nghệ) như sóng vô tuyến và các bằng chứng công nghệ ngoài hành tinh khác. 

Sáng kiến sử dụng những kính thiên văn vô tuyến lớn nhất trên thế giới để ghi lại dữ liệu trên các dải rộng của phổ vô tuyến theo hướng của loạt thiên thể mục tiêu. 

Sau khi phát hiện tín hiệu bí ẩn gần Trái đất nhất, các nhà khoa học tiến hành phân tích sâu hơn về tính hiệu và xác định tín hiệu này không quá kỳ lạ, Andrew Siemion tại Đại học California, Berkeley, Mỹ, người dẫn đầu nhóm khoa học của Breakthrough Listen cho hay. 

"Trong trường hợp của ứng viên cụ thể này, phân tích của chúng tôi cho thấy rất khó có khả năng nó thực sự đến từ nguồn phát ở Cận Tinh. Tuy nhiên, đây chắc chắn là một trong những tín hiệu hấp dẫn nhất mà chúng tôi thấy cho đến nay" - ông Siemion nói. 

Nhà khoa học Sheikh lưu ý thêm rằng, các tín hiệu có tần số lặp lại đều đặn và dường như tương ứng với đa tần trong các dao động điện tử thường dùng trong các thiết bị điện tử khác nhau.

Giải mã nguồn tín hiệu bí ẩn của hành tinh gần Trái đất nhất được xuất bản đầu tuần này trên tạp chí Nature Astronomy.

Khung cảnh bầu trời quanh Alpha Centauri - hệ sao gần nhất với Hệ Mặt trời, cách Mặt trời 4,37 năm ánh sáng. Ảnh: ESO

Tia lóe dữ dội từ sao Cận Tinh. Ảnh: NRAO/S. Dagnello

Sau nhiều thập kỷ tìm kiếm trong vũ trụ, kết quả vẫn là: "Đó không phải là người ngoài hành tinh". Tuy nhiên, giám đốc điều hành sáng kiến Breakthrough Listen Pete Worden chia sẻ: "Dù không thể kết luận dấu hiệu công nghệ thực sự, nhưng chúng tôi ngày càng tự tin đã có các công cụ cần thiết để phát hiện và xác thực những dấu hiệu đó nếu chúng tồn tại". 

Kính thiên văn Parkes ở Australia là một trong những kính thiên văn lớn nhất ở Nam bán cầu. Kể từ năm 2016, các nhà khoa học đã phát hiện hơn 4,1 triệu băng tần có khả năng là tín hiệu vô tuyến quan trọng. Tuy nhiên, khi phân tích sau đó, phần lớn các băng tần này thường là khí thải từ công nghệ của con người tại Trái đất.

Theo LĐO

Sao chổi khổng lồ đang lao về phía Trái Đất có thể gây thảm hoạ?

Sao chổi khổng lồ đang lao về phía Trái Đất có thể gây thảm hoạ?

Một sao chổi khổng lồ với đường kính gần 200 km đang hướng về phía trong Hệ Mặt trời với vận tốc cực lớn. Vậy, sao chổi này có khả năng va chạm với Trái Đất hay không?